Hotline: 1900 636 985
Đã là cha mẹ, ai cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi con quấy khóc, trằn trọc khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển: Làm giảm nhận thức, suy giảm miễn dịch của trẻ,…. Vậy trẻ khóc đêm khi nào là bất thường? Mẹ phải làm sao để khắc phục triệt để tình trạng này?
Khóc dạ đề (khóc colic) là nguyên nhân gây ra tình trạng khóc đêm ở trẻ. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường không phải do bệnh.
Mẹ có thể hiểu bé khóc dạ đề khi xuất hiện đồng thời các biểu hiện:
+ Bé hay khóc đêm ở độ tuổi từ 3 tuần – 3 tháng
+ Tổng thời gian khóc trong ngày trên 3 giờ, mỗi tuần trên 3 ngày và mỗi tháng trên 3 tuần.
+ Tiếng khóc rất to, âm thanh cao, khó dỗ nín.
+ Bé nhăn nhó, gồng tay duỗi chân, đánh hơi liên tục.
+ Sau khi khóc, bé vẫn tươi tỉnh sinh hoạt như bình thường.
Nếu bé khóc kèm theo các biểu hiện như giật mình, khóc thét hoảng sợ,… và kéo dài tới trên 3 tháng tuổi. Thì lúc này cha mẹ cần nghĩ ngay tới bé khóc đêm do bệnh lý.
Trẻ khóc rất dữ dội và có âm lượng cao. Trẻ có thể ngừng lại một chút rồi khóc tiếp, mặt đỏ gay gắt. Mẹ dùng đủ mọi biện pháp nhưng không thể dỗ trẻ nín.
Bé khóc thét là biểu hiện của khóc đêm bất thường
Bé ngủ không sâu giấc, hay giật mình khóc ban đêm. Trẻ giật bắn mình ngay cả khi mẹ bế trên tay hay đặt nằm. Cứ khoảng 5 – 10 phút, trẻ lại giật mình tỉnh giấc dù phòng ngủ rất yên tĩnh.
Khi ngủ trẻ không nằm yên mà vặn vẹo, gồng mình đỏ mặt. Trẻ gồng mình nhiều có thể dẫn tới tình trạng nôn trớ, ọc sữa. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp phải tình trạng như sốt, tiêu chảy, táo bón…
Khi trẻ mới chào đời, các giác quan vẫn còn khá yếu và nhạy cảm. Đồng thời, trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường mới nên thường xuyên quấy khóc, khó ngủ.
Khóc có thể là tín hiệu giao tiếp duy nhất của trẻ với mẹ. Do vậy khi con quấy khóc là do con đang khó chịu như:
– Tã ướt, tã bẩn mẹ quấn tã quá chật,…
– Quá no hoặc quá đói, đôi khi do trẻ khóc đòi bú.
– Muốn được mẹ ôm ấp, vỗ về,…
Trẻ mới sinh nên hệ thần kinh vẫn vô cùng nhạy cảm. Chỉ tác động nhỏ cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, nếu bé tỉnh dậy thấy màn đêm bao phủ sẽ hoảng sợ, khóc thét lên.
Nhiều mẹ cho rằng trẻ khóc nhiều vào ban đêm là dấu hiệu sớm của việc thiếu canxi. Tuy nhiên, nguyên nhân phần lớn là thiếu vitamin D3, điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy trẻ mới có biểu hiện của việc thiếu canxi, điển hình như tình trạng bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc không chịu ngủ về đêm.
Đồng thời, có thể gặp phải các biểu hiện khác như trẻ chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm nhiều, rụng tóc hình vành khăn.
Bé hay khóc quấy đêm do thiếu chất
Bên cạnh đó, trẻ có thể thiếu những chất khác như thiếu kẽm, magie, vitamin B12,…
Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị đầy hơi chướng bụng, tiêu hóa kém. Bé có cảm giác khó chịu sẽ gây khó ngủ, hay khóc về đêm.
Trẻ bị đau do côn trùng cắn, trẻ mọc răng, bị loét miệng hoặc trẻ bị dị ứng,… cũng là nguyên nhân khiến con khóc đêm bất thường.
Ngoài ra, trẻ nhỏ thường gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược dạ dày,…
Không dung nạp Lactose khiến cho trẻ đầy hơi, chướng bụng thường xuyên. Lactose không được hấp thu khi đến đại tràng được lên men yếm khí, tạo ra nhiều hơi trong bụng. Điều này khiến bé khó chịu, khó ngủ dẫn tới tình trạng quấy khóc nhiều về đêm.
Dị ứng protein sữa bò khiến trẻ nổi mẩn ngứa, phát ban, sưng mặt. Trẻ khó chịu trong người sẽ dễ quấy khóc.
Trẻ có thể dị ứng thức ăn qua sữa mẹ. Nếu trẻ bẩm sinh dị ứng thực phẩm đó mà mẹ lại ăn thì trẻ có thể bị nổi mề đay, khó thở, thở khò khè, nôn mửa, tiêu chảy,… Lúc này, trẻ sẽ quấy khóc nhiều, không chịu chơi, lười ăn,…
– Đối với trẻ sơ sinh: 18 – 20 tiếng/ngày.
– Trẻ 1 tuổi: 16 tiếng/ngày.
– Trẻ 2 tuổi: 10-14 tiếng/ngày.
– Trẻ 3-5 tuổi: 12-13 tiếng/ngày.
Trẻ có nhu cầu ngủ cao vì khi ngủ những hoạt động phát triển mới diễn ra hiệu quả nhất. Nếu không ngủ đủ gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe, đặc biệt khi quấy khóc vào ban đêm.
– Trẻ thiếu ngủ dẫn tới tình trạng cáu gắt, mệt mỏi, không vui vẻ hoạt bát.
– Chất lượng giấc ngủ kém sẽ ảnh hưởng tới vị giác của trẻ. Từ đó khiến trẻ lười ăn, biếng ăn.
– Ảnh hưởng tới tình trạng não bộ, giảm khả năng nhận thức.
– Tuyến yên chủ yếu tiết hormone tăng trưởng vào ban đêm. Vì vậy, nếu trẻ không ngủ sâu giấc vào ban đêm, việc sản sinh hormone bị gián đoạn, trẻ sẽ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
Bé khóc đêm bất thường gây chậm tăng cân và chậm phát triển chiều cao
– Hệ thống miễn dịch suy giảm, trẻ dễ bị ốm vặt, mắc các bệnh truyền nhiễm.
– Ảnh hưởng tới đường hô hấp: trẻ khóc liên tục dễ gây ức chế đường hô hấp, nguy cơ ngừng thở và đột tử tăng cao.
– Gây áp lực lớn lên tim, khiến tim đập nhanh, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Không chỉ ảnh hưởng đến bé, việc quấy khóc đêm còn khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi, dễ bị stress và có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh. Đồng thời, tình trạng stress và thức đêm nhiều dễ khiến mẹ bị mất sữa. Từ đó ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc con trẻ.
Để khắc phục tình trạng trẻ ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, hay quấy đêm mẹ cần áp dụng các cách chữa như sau:
Bên cạnh việc bổ sung vitamin, mẹ nên cho bé sử dụng men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển. Các lợi khuẩn chứa trong men vi sinh sẽ thiết lập hàng rào bảo vệ ngay khi trẻ sử dụng.
Đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa tốt sẽ giảm thiểu các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Đường ruột ổn định sẽ làm giảm các cơn co thắt, từ đó giúp giảm triệu chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Trẻ tiêu hóa tốt sẽ ngủ ngon hơn, giảm quấy khóc ban đêm.
Bổ sung vitamin D3 K2 cho trẻ để quá trình hấp thu Canxi ở ruột được tốt hơn. Có D3 và K2, canxi sẽ được gắn trúng đích tại xương. Trẻ được cung cấp đủ canxi sẽ ăn ngon, ngủ ngoan, trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Bộ đôi men vi sinh Bioamicus Complete và Vitamin Bioamicus D3K2 giúp bé hết khóc đêm, cho con tròn giấc ngủ
Bố mẹ hãy tạo không gian ngủ thoải mái cho con bằng cách đảm bảo chỗ ngủ đủ ấm áp, không quá lạnh hay quá nóng. Ngoài ra cũng cần chú ý cả ánh sáng dễ chịu, âm thanh yên tĩnh,… để bé dễ ngủ.
Khi bé giật mình khóc đêm, mẹ không nên vỗ lưng hay cho con bú luôn. Lúc này mẹ nên quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Nếu bé kêu khóc to hơn hay cử động mạnh, mẹ mới dỗ dành và cho bú.
Bố mẹ nên kiểm tra bỉm thường xuyên hay thay bỉm cho con trước khi đi ngủ. Cơ thể khô ráo sạch sẽ, con sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, sữa mẹ sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, sẽ ăn ngon ngủ ngoan và phát triển toàn diện.
Trẻ sơ sinh thích sự tiếp xúc da với mẹ. Mẹ hãy để da trần của bé tiếp xúc trực tiếp với tay mẹ, sau đó xoa nắn tay, chân, lưng, bụng,… Nếu bé đau bụng, mẹ có thể massage theo chiều kim đồng hồ.
Massage cho bé có thể giúp giảm tình trạng khóc đêm
Mẹ có thể trò chuyện với con, kể 1 câu chuyện. Hoặc lời ru nhẹ nhàng sẽ giúp con phân tán sự chú ý và ngừng khóc.
Khi ở trong bụng mẹ, tử cung chuyển động liên tục, bé sẽ có xu hướng lắc lư theo. Vì vậy, mẹ có thể tạo các chuyển động đều bằng cách bế con đi đi lại lại hay lắc nhẹ thành nôi,… Con thấy quen thuộc sẽ ngừng khóc và dễ ngủ hơn.
Trẻ thích được tiếp xúc với mẹ, ngửi mùi thơm từ mẹ. Điều này làm dịu cơn khóc ở trẻ. Đồng thời làm giảm các hormone căng thẳng và kích thích giải phóng oxytocin – hormone làm tăng liên kết giữa mẹ và bé.
Mẹ có thể tham khảo những mẹo dân gian như sử dụng lá trà xanh, gừng, lá trầu không, lá tía tô,… nhằm cải thiện tình trạng này.
Bé khóc đêm thật sự không phải vấn đề dễ dàng đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt với những người lần đầu làm cha, làm mẹ. Để hiểu hơn về tình trạng này hoặc các vấn đề khác trong quá trình chăm sóc con trẻ, hãy liên hệ theo số hotline 1900 63 69 85 hoặc để lại thông tin liên lạc. Dược sĩ chuyên môn sẽ liên hệ tư vấn chi tiết và miễn phí.
Nguồn: https://bioamicus.vn/vuot-qua-noi-am-anh-tre-khoc-dem/