Hotline: 1900 636 985

Hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em mẹ không thể chủ quan

Mục lục

Sắt có nhiều vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ em. Vì thế, thiếu sắt sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Dưới đây là 8 hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em cần được ngăn ngừa sớm. 

1. Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không? 8 hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em

Tuỳ vào mức độ và thời gian thiếu sắt mà trẻ có thể gặp một hoặc nhiều các hậu quả sau:

1.1 Thường xuyên mệt mỏi

Mệt mỏi nhiều là hậu quả đầu tiên của việc thiếu sắt ở trẻ em. Sắt tham gia vào nhiều chuyển hóa tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Khi thiếu sắt, năng lượng tạo ra giảm dẫn tới việc bé mệt mỏi, không muốn hoạt động.

1.2 Trẻ biếng ăn

Thiếu sắt kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm teo gai lưỡi. Khi bị viêm teo gai lưỡi, con thường ăn uống kém vì 2 lý do sau:

  • Các gai vị giác bị teo dần, nước bọt tiết ra ít làm giảm vị giác khiến bé ăn không ngon miệng.
  • Cảm giác đau rát ở lưỡi, miệng do hiện tượng viêm làm trẻ quấy khóc khi ăn.Tình trạng này tăng dần khi bé thiếu sắt mức độ nặng hơn.

Biếng ăn kéo dài khiến con chậm tăng cân, nguy cơ cao bị còi cọc, suy dinh dưỡng do không nhận đủ dưỡng chất từ thực phẩm.

hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em: biếng ăn

Thiếu sắt khiến bé giảm vị giác, đau rát miệng khi ăn

1.3 Khó ngủ, dễ tỉnh giấc

Thiếu sắt có thể gây ra hội chứng chân không đứng yên ở trẻ nhỏ. Khi bị hội chứng này, con sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở 2 chân, giảm khi đi lại và tăng khi nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi. Điều này gây ra tình trạng trằn tróc, khó vào giấc ngủ.

Đồng thời, trẻ thiếu sắt thường có cảm giác bồn chồn, lo lắng không yên. Do đó, con thường ngủ không sâu, quấy khóc trong giấc ngủ và dễ tỉnh giấc.

Ngủ kém khiến bé mệt mỏi, hay quấy khóc, ngủ gật và khó tập trung vào các hoạt động của ban ngày. Không chỉ thế, thiếu ngủ thường xuyên còn làm tăng nguy cơ bị tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ.

trẻ thiếu sắt thường khó ngủ

Thiếu sắt gây hậu quả trằn trọc, khó ngủ ở trẻ em

1.4 Giảm trí nhớ do thiếu sắt

Sắt là thành phần chính tạo nên huyết sắc tố, có vai trò đưa oxy tới các tế bào. Khi thiếu sắt, các tế bào, nhất là tế bào não sẽ không được cung cấp đủ oxy. Điều này khiến cho bé hay ngủ gật, khó tập trung và ghi nhớ kém hơn những bé đủ sắt cùng độ tuổi.

Theo nghiên cứu, trẻ bị thiếu sắt mất nhiều thời gian hơn trong việc ghi nhớ hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ.

hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em: Ghi nhớ kém

Ghi nhớ kém là hậu quả thường gặp khi trẻ thiếu sắt

1.5 Ảnh hưởng miễn dịch

Sắt tham gia vào quá trình nâng cao hệ miễn dịch cho bé thông qua việc hình thành và thúc đẩy hoạt động các tế bào bạch cầu, lympho, đại thực bào.

Thiếu sắt dẫn tới hệ miễn dịch hoạt động kém hơn nên bé dễ bị ốm vặt, nhất là mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm ruột…

hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em: Hay ốm vặt

Hậu quả thiếu sắt ở trẻ em thường gặp: Bé hay ốm vặt

1.6 Tóc, móng tay khô, gãy rụng

Trẻ thiếu sắt lâu ngày thường có hiện tượng tóc, móng tay khô, dễ gãy rụng. Điều này do thiếu sắt dễ dẫn đến thiếu máu, khiến cho các bộ phận này không được nuôi dưỡng tốt.

1. 7 Tăng nguy cơ trẻ thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu sắt không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành bệnh lý thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt tác động xấu tới hầu hết các quá trình phát triển của bé như: chậm phát triển thể chất, các kỹ năng vận động kém, chậm phát triển trí tuệ…

1.8 Rối loạn nhịp tim

Thiếu sắt khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho các tế bào. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn tới rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim là hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em nguy hiểm nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bé có nguy cơ bị suy tim, thậm chí là đột quỵ gây nguy hiểm tới tính mạng.

trẻ thiếu sắt kéo dài bị rối loạn nhịp tim gây nguy hiểm

Rối loạn nhịp tim – hậu quả của việc thiếu sắt kéo dài ở trẻ em

2. Hướng dẫn phòng ngừa hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em

Để phòng ngừa các hậu quả trẻ thiếu sắt, mẹ cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp sau:

2.1 Điều trị sớm tình trạng trẻ thiếu sắt

Nếu bé có các dấu hiệu như xanh xao, hay ốm, ăn kém, hay quấy khóc… thì rất có thể con đang bị thiếu sắt. Lúc này, mẹ cần đưa con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bằng cách bổ sung sắt trực tiếp.

Liều điều trị cho bé thường nằm trong khoảng 3 – 6mg/kg/ngày tuỳ vào mức độ thiếu sắt. Thời gian điều trị tối thiểu 3 tháng để khắc phục các triệu chứng, phòng ngừa hậu quả do trẻ thiếu sắt.

Sau 3 tháng, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện các xét nghiệm để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu chưa đạt hiệu quả như mong muốn, con có thể cần được tiếp tục bổ sung sắt nhưng tổng thời gian bổ sung không quá 6 tháng liên tục để phòng ngừa tình trạng dư thừa sắt.

Hiện nay, sắt Ferrolip Baby là sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ nhỏ có hiệu quả vượt trội. Sản phẩm có thành phần chính từ sắt amin với sinh khả dụng đạt 90.9%, gấp đôi sắt polymaltose và có khả năng tăng lượng sắt dự trữ cho cơ thể. Công nghệ mới giúp sắt Ferrolip Baby không tanh, vị đào dễ uống nên được các bé hợp tác hơn.

Ferrolip Baby bổ sung sắt cho trẻ

Ferrolip Baby – bổ sung sắt amin cho trẻ thiếu sắt

2.2 Tăng cường sắt qua chế độ dinh dưỡng

Song song với việc cho bé uống sắt, mẹ cần tăng cường sắt cho bé qua chế độ ăn hàng ngày.

Với những bé dưới 6 tháng, mẹ tiếp tục cho con bú mẹ để nhận được lượng sắt dễ hấp thu và các dưỡng chất cần thiết khác.

Với những bé trên 6 tháng, mẹ xây dựng thực đơn cho con theo hướng dẫn sau:

  • Thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn của con như: thịt bò, gan gà, tim lợn, súp lơ xanh, rau cải bó xôi, các loại hạt…
  • Để hạn chế vấn đề trẻ thiếu sắt biếng ăn, mẹ nên đa dạng thực đơn và cách chế biến, đồng thời, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để con cảm thấy ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, việc điều trị thường mất thời gian và gặp nhiều khó khăn. Vì thế, mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ thiếu sắt ngay từ ban đầu.

3. Những biện pháp phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả để phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ nhỏ.

3.1 Mẹ uống đủ sắt khi mang bầu

Trong thai kỳ, trẻ sẽ nhận sắt từ mẹ để phát triển và tích luỹ lượng sắt dự trữ cung cấp cho quá trình tăng trưởng sau khi chào đời.

Vì thế, mẹ nên bổ sung đủ sắt trong thai kỳ để con phát triển tốt và đủ sắt dự trữ. Lượng sắt mẹ cần bổ sung trong thời gian mang bầu là 30 – 60mg/ngày tuỳ giai đoạn.

3.2 Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ đúng thời điểm

Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ được Hiệp hội Nhi khoa Canada và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ hướng dẫn như sau:

Đối tượng Thời điểm bổ sung Thời điểm kết thúc Liều (mg/kg/ngày)

Sinh non

Tháng thứ nhất Tháng tuổi thứ 12. Bú mẹ: 2mg

Uống sữa công thức giàu sắt: 1mg

Sinh nhẹ cân

Tháng thứ hai Tháng tuổi thứ 12 Cân nặng khi sinh từ 1 -2.5kg, bú mẹ: 2 – 3mg.

Cân nặng khi sinh 1 – 2.5kg, uống sữa công thức chứa 12mg sắt/lit: không cần cho uống sắt trực tiếp.

Cân nặng khi sinh dưới 1kg: 3 – 4mg.

4 tháng tuổi

Từ tháng thứ 4 Tháng thứ 6 hoặc 7 khi con ăn được 2 bữa giàu sắt/ngày Bú mẹ: 1mg/kg/ngày.

Uống sữa công thức giàu sắt hoàn toàn: Không cần bổ sung sắt trực tiếp.

3.3 Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé phát triển tốt và hiệu quả lâu dài trong việc phòng ngừa trẻ thiếu sắt.  Vì thế, mẹ hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con theo gợi ý sau:

Trẻ dưới 6 tháng

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất khi bé dưới 6 tháng. Ngoài cung cấp lượng sắt dễ hấp thu, sữa mẹ còn chứa rất nhiều vi chất cần thiết và lượng lớn kháng thể để bảo vệ bé khỏe mạnh.

phòng ngừa trẻ thiếu sắt

Trẻ dưới 6 tháng nên được bú mẹ hoàn toàn

Trẻ trên 6 tháng

Sáu tháng là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm và nhận sắt từ thực phẩm. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ nên cho con ăn các thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là thịt cá vì chúng chứa loại sắt dễ hấp thu hơn.

Bài viết trên đây đã nêu ra 8 hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em và cách phòng ngừa các hậu quả này. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn. 


Bài viết liên quan