Hotline: 1900 636 985

Bé 6 tháng ngủ hay giật mình, không sâu giấc – Mẹ nên làm gì?

Mục lục

Bé đang ngủ ngon nhưng đột ngột quấy khóc, hay giật mình và khó ngủ lại vào ban đêm trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Điều này có phải biểu hiện sự chậm phát triển hay tình trạng bệnh lý? Cùng tìm hiểu ngay tình trạng bé 6 tháng ngủ hay giật mình trong bài viết dưới đây để có cách khắc phục tình trạng này sớm nhất mẹ nhé!

be-6-thang-ngu-hay-giat-minh

1. Khủng hoảng giấc ngủ ở 6 tháng tuổi khiến bé hay giật mình

Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều giờ hơn người lớn, nhưng nhu cầu này thay đổi dần khi bé lớn. Đặc biệt khi trẻ trải qua sự khủng hoảng giấc ngủ ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Đặc trưng là bé 6 tháng ngủ hay giật mình, đêm ngủ trằn trọc, không sâu giấc. Trẻ thức và quấy khóc nhiều hơn.

Khủng hoảng giấc ngủ có thể coi như cột mốc phát triển của bé:

– Khi được 6 tháng, em bé có thể đang tập ngồi, tập bò hoặc thậm chí là chập chững tập đi. Vì vậy bé rất hào hứng luyện tập các kỹ năng này. Điều này gây tăng kích thích cho bé, trẻ hay khóc đêm và tỉnh giấc nhiều hơn.

– Bé 6 tháng tuổi khó ngủ về đêm do sự lo lắng khi xa cách bố mẹ. Bé sẽ cảm thấy trằn trọc khi không có mẹ bên cạnh hoặc khi ngủ 1 mình. Đây là một phần của quá trình phát triển tình cảm – xã hội.

Tình trạng này cũng thường xảy ra khi trẻ được 4 tháng, 8 tháng và 12 tháng.

Tuổi Sự phát triển các kỹ năng Thời gian ngủ ban ngày Thời gian ngủ ban đêm
4 tháng – Tập lẫy
– Hoàn thiện dần chu kỳ ngủ
– Tăng trưởng nhanh
4 – 5h 9 – 10h
6 tháng – Nhận thức sự vật xung quanh
– Tâm lý lo lắng xa cách bố mẹ
– Thời gian ngủ ít đi
4h 10h
8 tháng – Hoàn thiện kỹ năng vận động
– Tâm lý lo lắng xa cách bố mẹ
– Tập bò, trườn
– Tập nhấc người lên
3 – 4h 11h
12 tháng – Tập đi
– Phát triển ngôn ngữ
3h 11h

1.1. Giai đoạn này kéo dài bao lâu?

Thông thường khủng hoảng giấc ngủ của trẻ 6 tháng kéo dài từ 2-6 tuần. Khoảng thời gian này có thể thay đổi đối với mỗi bé khác nhau.

1.2. Tất cả trẻ 6 tháng đều trải qua giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ?

Câu trả lời ngắn gọn là không. Một số trẻ không quấy khóc do khủng hoảng mà do mắc bệnh lý như thiếu vitamin D3 K2, mọc răng, trào ngược dạ dày. Nếu tình trạng bé khó ngủ, trằn trọc diễn ra quá lâu, hãy liên hệ ngay với chuyên gia để được xác định chính xác tình trạng của bé.

2. Trẻ mọc răng

Trẻ 6 tháng bắt đầu mọc những chiếc răng cửa đầu tiên. Các hormone tăng trưởng cũng được giải phóng giúp bé phát triển, đặc biệt là phát triển chiều cao. Điều này chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Hơn nữa việc mọc răng gây nhiều đau đớn và khó chịu khiến trẻ 6 tháng ngủ không sâu giấc, hay giật mình.

3. Thiếu vitamin D3 K2

+ Vitamin D3 kích thích cơ thể sản xuất Osteocalcin, tăng hấp thu canxi vào máu.

+ Trong khi đó, vitamin K2 kích hoạt Osteocalcin hoạt động để đưa canxi vào xương.

Thiếu hụt vitamin D3 K2 gây ảnh hưởng đến việc điều hòa canxi trong máu và xương. Do đó trẻ thường xuyên gặp tình trạng quấy khóc, hay giật mình. Ngoài ra, thiếu vitamin D3 K2 sẽ không đảm bảo tốc độ tạo xương trong chu trình khiến bé chậm phát triển chiều cao.

tre-6-thang-ngu-khong-sau-giac-1

Thiếu Vitamin D3 K2 là lý do khiến trẻ 6 tháng ngủ hay giật mình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 6 tháng tuổi ngủ không ngon giấc. Để khắc phục điều này cần duy trì chất lượng giấc ngủ cho bé mỗi ngày. Mặc dù mỗi đứa trẻ có thể nhu cầu ngủ khác nhau, các cách dưới đây có thể giảm nhanh tình trạng bé quấy khóc đêm ở độ tuổi 6 tháng.

4. Cách xử trí khi bé 6 tháng ngủ hay giật mình

4.1. Tạo cảm giác thoải mái trong giấc ngủ cho bé

– Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng cho bé là 20-22°C. Phòng ngủ cần đảm bảo thoáng mát trong mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

– Tránh để nhiều đồ trên giường khi bé giật mình lăn lộn dễ va vào các đồ vật khác.

– Lưu ý giữ không gian yên tĩnh, không ồn ào, mẹ có thể hát ru hoặc bật nhạc nhẹ để đưa bé vào giấc ngủ tự nhiên.

4.2.Cho bé vận động đủ trong ngày

Việc tiêu hao năng lượng trong ngày có vai trò quan trọng giúp bé dễ vào giấc ngủ ban đêm. Một số bài tập có thể áp dụng cho trẻ 6 tháng:

– Đặt em bé trên ngực và nằm xuống. Bé sẽ có phản xạ ngẩng đầu lên nhìn mẹ. Điều này giúp tập luyện cơ cổ cho bé.

– Đặt em bé đứng trên đùi của mẹ và cầm tay bé nhún lên xuống. Bài tập này giúp bé hoạt động với 1 đôi chân chắc khỏe.

tre-6-thang-ngu-hay-giat-minh

Tập vận động cho bé giúp bé có giấc ngủ sâu hơn

4.3. Điều chỉnh giờ ngủ sinh lý phù hợp

Nếu ban ngày trẻ ngủ quá ít hoặc quá nhiều sẽ khiến bé khó ổn định giấc ngủ vào ban đêm. Do vậy cần đảm bảo cho trẻ 6 tháng ngủ đủ 4 tiếng vào ban ngày.

4.4. Xoa dịu cơn đau khi bé mọc răng

Những vật mát và lạnh có khả năng làm giảm áp lực lên nướu, làm tê và dịu cơn đau cho bé khi mọc răng. Mẹ có thể xoa nhẹ ngón tay sạch lên nướu bé hoặc cho bé ngậm khăn lạnh.

Trong một số trường hợp bé 6 tháng khó đi vào giấc ngủ do mọc răng, mẹ có thể dùng Ibuprofen để giảm đau cho bé. Nhưng đặc biệt không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của chuyên gia.

4.5. Tập cho bé ngủ một cách độc lập

Bé thường khao khát có sự xuất hiện và vỗ về của mẹ. Khi bé ngủ, tránh bế bé lên đung đưa dỗ dành. Hãy để bé tự trấn an mình và tự đưa mình vào giấc ngủ. Đôi khi bé khóc đến kiệt sức và sẽ ngủ thiếp đi vì mệt. Điều này giúp bé dần tự lập trong nếp ngủ.

Tuy nhiên với nhiều mẹ, để thực hiện điều này không hề dễ dàng. Do vậy, việc đơn giản hơn để bé đi vào giấc ngủ nhanh chóng là sử dụng vitamin D3 K2 chuyên biệt cho trẻ.

4.6. Trẻ 6 tháng tuổi đêm ngủ trằn trọc cần bổ sung vitamin D3K2

Bổ sung vitamin D3 giúp cải thiện tình trạng trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, hay giật mình. Hơn nữa việc kết hợp D3 cùng K2 đem lại tác động kép: Duy trì nhịp ngủ sinh học và tạo nền tảng tốt nhất phát triển chiều cao cho bé.

BioAmicus Vitamin D3 K2 – Giải pháp toàn diện cho giấc ngủ của trẻ

BioAmicus Vitamin D3K2 là sự kết hợp hoàn hảo của “bộ đôi vitamin” gồm vitamin D3 và vitamin K2-MK7 nhập khẩu nguyên chai từ Canada.

Đây là giải pháp giúp hấp thu canxi tối đa, khắc phục hiệu quả tình trạng bé khóc đêm chống còi xương và tạo nền tảng vững chắc bứt phá chiều cao cho bé trong 2 năm đầu đời.

Bioamicus-Vitamin-D3K2-MK7

Hơn nữa, BioAmicus Vitamin D3 K2 nổi trội là Vitamin bao kép với với công nghệ trên thế giới đảm bảo vitamin đạt chất lượng cao nhất.
Vitamin K2-MK7 dạng trans hoạt tính mạnh và hấp thu tốt nhất.
Là vitamin tinh khiết 100% an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4.7 Nhận lời khuyên từ chuyên gia khi bé 6 tháng ngủ hay giật mình

Khi có bất cứ thắc mắc và mọi câu hỏi về giấc ngủ của bé, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về tình trạng bé 6 tháng tuổi đêm ngủ không ngon giấc.

Cần thiết liên hệ ngay với chuyên gia khi mẹ nhận ra các biểu hiện bất thường khác của bé:

– Thường xuyên cáu gắt.

– Còi cọc, chậm tăng cân.

– Giảm cảm giác thèm ăn, bỏ bú.

– Thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ thông tin bổ ích cũng như cách xử trí phù hợp nhất đối với tình trạng bé 6 tháng ngủ hay giật mình, không sâu giấc. Cùng với việc chăm sóc giấc ngủ cho bé, mẹ cũng hãy dành sự chăm sóc cho bản thân mình để có sức khỏe và dành cho bé sự quan tấm chu đáo nhất.

Nguồn: https://bioamicus.vn/be-6-thang-ngu-hay-giat-minh


Bài viết liên quan