Hotline: 1900 636 985
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bé cải thiện nhanh tình trạng thiếu sắt và phòng ngừa tái phát. Vì thế, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết bé thiếu sắt nên ăn gì nhé.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Canada, tuỳ từng độ tuổi con sẽ có nhu cầu sắt khác nhau, cụ thể như sau:
7 – 12 tháng: 11mg sắt mỗi ngày.
1 – 3 tuổi: 7mg sắt mỗi ngày.
4 – 8 tuổi: 10mg sắt mỗi ngày.
9 – 13 tuổi: 8mg sắt mỗi ngày.
Thông thường, lượng sắt này có thể được đáp ứng đầy đủ qua chế độ dinh dưỡng. Vì thế, để nhanh chóng cải thiện tình trạng trẻ thiếu sắt, mẹ hãy tham khảo 10 thực phẩm giàu sắt trong phần tiếp theo nhé.
Bé thiếu sắt nên ăn gì? Nên bổ sung các thực phẩm các thực phẩm có hàm lượng sắt cao
Vậy, bé thiếu sắt nên ăn gi? Mẹ “bỏ túi” ngay 10 thực phẩm giàu sắt sau khi xây dựng thực đơn cho bé
Thịt bò là thực phẩm hàng đầu dành cho trẻ thiếu sắt. Hàm lượng sắt trong 100g thịt bò là 2.6mg và là loại sắt dễ hấp thu.
Ngoài sắt, thịt bò còn rất dồi dào protein – một chất rất quan trọng trong việc hình thành hemoglobin, giảm nguy cơ thiếu sắt.
Lưu ý: Phần nạc của thịt bò có nhiều sắt hơn phần gân, mỡ.
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt và protein tuyệt vời cho bé
Gan gà là thực phẩm mẹ nên thêm vào thực đơn ăn của trẻ thiếu sắt. Không chỉ chứa tới 10mg sắt/100g gan gà, thực phẩm này còn cung cấp cho bé lượng lớn vitamin A và acid folic.
Tuy nhiên, gan là nơi dễ bị tích tụ độc tố nếu động vật nhiễm bệnh. Vì thế, mẹ cần tìm địa chỉ tin cậy để mua được loại gan đảm bảo nhất nhé.
Mẹ nên tìm mua gan gà có độ đàn hồi, còn tươi và không có mùi
Trong 100g hàu chứa 7mg sắt. Do đó, đây cũng là lựa chọn ưu tiên khi mẹ băn khoăn “bé thiếu sắt nên ăn gì?”.
Không chỉ cung cấp sắt, hàu còn rất dồi dào kẽm (47.8 mg kẽm/100g hàu). Lượng kẽm này sẽ kích thích trẻ thiếu sắt ăn uống tốt. Nhờ đó, giúp bé nhận được nhiều sắt từ thực phẩm hơn.
Hàu rất giàu sắt và kẽm
Trứng gà là thực phẩm dễ chế biến và được nhiều bé yêu thích. Trong trứng gà có hàm lượng sắt khá cao (1.2mg/100g) và tất cả 9 acid amin thiết yếu cho cơ thể.
Mẹ có thể cho con ăn lòng đỏ trứng gà ngay khi bắt đầu ăn dặm. Khi được hơn 1 tuổi, con có thể ăn được cả lòng trắng và lòng đỏ mà không lo dị ứng.
Trứng gà là thực phẩm giàu sắt và dễ chế biến
Rau chân vịt là một trong những loại rau giàu sắt nhất với 2.7mg sắt trong 100g rau. Ngoài ra, rau chân vịt còn cung cấp cho bé các vi chất như vitamin K, canxi, magie… Lượng lớn chất xơ trong loại rau này cũng giúp con phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Một số món ăn từ rau chân vịt mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của con như: nấu canh thịt bằm hoặc canh tôm, bánh ăn dặm…
Bông cải xanh còn gọi là súp lơ xanh cũng là 1 thực phẩm tốt cho trẻ thiếu sắt. 100g súp lơ xanh cung cấp cho bé khoảng 1.1mg sắt và các chất tốt cho sức khoẻ của con như canxi, magie. omega 3, acid folic.
Súp lơ xanh là loại rau giàu sắt và chất xơ
Hàm lượng sắt trong 100g đậu xanh và đậu nành lần lượt là 6.7mg và 15.7g. Đặc biệt, các loại đậu còn giàu acid folic, vitamin B12 nên rất tốt cho quá trình tạo máu, khắc phục nhanh vấn đề trẻ bị thiếu máu thiếu sắt.
Mộc nhĩ là một trong những loại nấm chứa nhiều sắt nhất với hàm lượng 56.1mg/100g. Trong mộc nhĩ còn chứa nhiều chất xơ hoà tan giúp hệ tiêu hoá của bé hoạt động trơn tru.
Tuy nhiên, mẹ chú ý không cho con ăn mộc nhĩ tươi vì mộc nhĩ tươi có thể gây dị ứng.
Mộc nhĩ có hàm lượng sắt rất cao
Trong 100g mè đen chứa 14.6mg sắt và các vi chất tốt cho hệ miễn dịch của bé như kẽm, selen, đồng, vitamin E, B…
Vì thế, mẹ hãy cho bé sử dụng mè đen thông qua các món ăn hấp dẫn như sữa mè đen, bánh, chè…
Dưới đây là một số thực phẩm cản trở sự hấp thu sắt mà mẹ nên hạn chế khỏi thực đơn của con.
Sữa tươi có rất ít sắt mà lại chứa nhiều canxi. Lượng canxi này sẽ cạnh tranh và làm giảm hấp thu sắt tại ruột và tăng nguy cơ trẻ thiếu sắt.
Vì thế, trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên uống sữa tươi. Trẻ trên 12 tháng không được uống hơn 700ml sữa tươi/ngày.
Trà, cafe là những thực phẩm cản trở sự hấp thu sắt rất mạnh. Theo nghiên cứu, lượng sắt mà cơ thể hấp thu từ thực phẩm có thể giảm tới 39% nếu bé dùng 1 cốc cafe gần bữa ăn.
Axit oxalic có trong các thực phẩm như rau dền, măng, cần tây và làm giảm hấp thu tại ruột. Để giảm bớt lượng axit oxalic, mẹ có thể luộc chín các loại rau này nhé.
Trẻ thiếu sắt không nên ăn những thực phẩm nhiều axit oxalic
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chỉ cung cấp sắt cho trẻ thiếu sắt qua thực phẩm là chưa đủ mà cần bổ sung thêm các chế phẩm sắt nước. Vì thế, mẹ hãy tham khảo sắt Ferrolip Baby cho bé để cải thiện nhanh tình trạng thiếu sắt và phòng ngừa tái phát nhé.
Ferrolip Baby bổ sung cho bé sắt amin – loại sắt hữu cơ thế hệ mới có sinh khả dụng 90.9%, không táo bón, không nóng trong. Đồng thời, sản phẩm được ứng dụng công nghệ mới nên không còn vị tanh. Ferrolip Baby được thêm hương đào tự nhiên và vị ngọt nên các bé vô cùng yêu thích khi uống.
Đặc biệt, sắt Ferrolip Baby sử dụng được cho bé từ 0 tháng tuổi và an toàn cho những bé không dung nạp được đường lactose.
Ferrolip Baby – giải quyết vấn đề trẻ thiếu sắt
Hy vọng qua bài viết trên đây mẹ đã nắm được bé thiếu sắt nên ăn gì để cải thiện nhanh chóng. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn.