Hotline: 1900 636 985
Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt trong những năm tháng đầu đời, kèm theo sợ hãi, căng thẳng, trẻ khóc đêm điều này diễn ra liên tục khiến mẹ vô cùng lo lắng, không biết phải xử lý như thế nào? Bài viết sau sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết cách xử lý cho trẻ
Điều chỉnh lượng sữa trước khi ngủ là điều rất quan trọng trong việc hạn chế tình trạng giật mình tỉnh giấc ở trẻ.
Lượng sữa mẹ lý tưởng cho trẻ sơ sinh trước khi ngủ là 45 – 88 ml tùy nhu cầu từng trẻ. Đặc biệt, trong sữa mẹ có chứa melatonin là một chất có tác dụng giúp trẻ ngủ ngon hơn, đồng thời làm giảm khó chịu do việc sữa ứ đọng không tiêu hóa hết.
Mẹ cần đặt trẻ xuống giường ngay khi trẻ có những dấu hiệu của buồn ngủ. Đồng thời mẹ cần hạn chế thay đổi vị trí ngủ của trẻ để tránh được tình trạng giật mình hoảng hốt khi trẻ đã ngủ say. Hơn nữa đây cũng là giải pháp giúp trẻ không bị phụ thuộc vào “hơi mẹ”.
Đặt bé xuống giường khi bé đang ở giai đoạn 1,2 của giấc ngủ NREM
Chú ý khi đặt bé xuống giường cần áp sát bé vào người mẹ. Từ từ hạ người và nhẹ nhàng thả bé ra khi lưng bé đã chạm đệm hoặc nôi. Điều này giúp bé thoát khỏi cảm giác rơi bất ngờ và hạn chế phản xạ giật mình ở bé.
Việc quan tâm đến cảm giác thoải mái ở trẻ là một yếu tố rất nhỏ tuy nhiên nếu mẹ không chú ý sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Điều cần thiết phải giữ phòng ngủ của trẻ luôn được yên tĩnh, có ánh sáng nhẹ nhàng hoặc tối hẳn để trẻ nhận biết đây là giờ đi ngủ. Mẹ cũng đừng quên kiểm tra tã để trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
Lựa chọn quần áo không quá rộng và cũng không quá chật cho trẻ cũng là điều cần chú ý.
Đối với trẻ sơ sinh, việc quấn khăn sẽ giúp hạn chế giật mình hoảng hốt do tạo cho trẻ có cảm giác ấm áp, an toàn như trong bụng mẹ. Tinh thần của trẻ cũng được xoa dịu và cảm thấy bình tĩnh hơn. Trẻ có thể giảm được trạng giật mình, đau, khó chịu do ốm hay do các bệnh lý.
Mặc dù việc này có thể đem lại hiệu quả cho giấc ngủ, nhưng mẹ cũng chỉ nên áp dụng phương pháp này đến khi trẻ được 4 tháng tuổi. Qua thời gian này hãy để trẻ sẽ làm quen dần với không gian ngủ bên ngoài.
Mẹ có thể thực hiện quấn khăn cho trẻ theo các bước như sau để giúp trẻ dễ vào giấc ngủ hơn.
Khi quấn khăn cho trẻ mẹ cần chú ý không quấn trẻ quá chặt. Đảm bảo phần chân của trẻ được cử động thoải mái. Việc quấn quá chặt có nguy cơ gây loạn sản xương hông hoặc trật khớp cho trẻ. Mẹ cũng đừng quên kiểm tra thường xuyên để trẻ không bị nóng quá.
Vận động cho trẻ sơ sinh là điều cực kì quan trọng để tăng sức mạnh các nhóm cơ. Từ đó giúp trẻ kiểm soát phản xạ giật mình hoảng hốt khi ngủ. Một số động tác co duỗi tay, chân, cho trẻ tập nằm sấp… là những bài tập cơ bản mẹ có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh.
Một sai lầm phổ biến của rất nhiều bố mẹ khi thấy con quấy khóc đêm là bổ sung thật nhiều Canxi. Tuy nhiên thiếu vitamin D3 mới là “thủ phạm” chính gây nên vấn đề này. Do vậy, điều tốt nhất là bổ sung Vitamin D3 trực tiếp cho trẻ càng sớm càng tốt.
Hơn nữa để D3 có khả năng phát huy tác dụng hiệu quả nhất, chuyên gia khuyên mẹ bổ sung cùng Vitamin D3K2 BioAmicus. Sự kết hợp này tạo ra tác động kép giúp hấp thu Canxi vào ruột và điều hướng Canxi trúng đích tại xương. Điều này không những giúp bé hết giật mình hoảng hốt, mà còn hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa cho bé từ những năm tháng đầu đời.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách xử lý trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt. Hy vọng qua bài này có thể giúp mẹ có thêm hiểu biết về cách chăm con khoa học.
Nguồn: https://bioamicus.vn/tre-so-sinh-hay-giat-minh-hoang-hot