Hotline: 1900 636 985
THẦN DƯỢC TỪ CĂN BẾP BẠN BIẾT CHƯA?
Gừng là một loại gia vị quen thuộc.Tuy nhiên ngoài công dụng làm gia vị, gừng còn là một vị thuốc sử dụng rất rộng rãi với rất nhiều tác dụng đối với cơ thể mà bạn chưa biết.
Trong gừng tươi có Enzym phân huỷ rất mạnh các protein thành các amino acid làm cho thức ăn dễ được tiêu hoá và loại bỏ các chuỗi peptid lạ nên chống được dị ứng thức ăn. Gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi.
Theo y học cổ truyền nó có vị cay, tính ấm vì vậy khi ăn các thức ăn lạnh như thịt vịt, trứng vịt lộn, cá, ốc… có tác dụng cân bằng tính vị của các loại thực phẩm này , tránh các hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
Từ xa xưa đã được coi như là một thảo dược với tác dụng chống nôn do nhiều nguyên nhân một cách hiệu quả. Có chứa tinh dầu, chất nhựa dầu (5%), chất béo (3.7%), tinh bột và các chất cay : Gingerol, zingerola và shogaola
Sau nhiều nghiên cứu, người ta phát hiện ra tác dụng chống nôn có được là do gingerols và shogaols . Hai hoạt chất này tác dụng trên các thụ thể M cholinergic, thụ thể 5-HT và 5-HT serotonergic – là các thụ thể gây ra buồn nôn.
Một nghiên cứu cũng chỉ ra gừng có tác dụng chống nôn tương đương với các scopolamine – dược chất được sử dụng trong miếng dán chống say tàu xe trên thị trường , trong khi an toàn và không tác dụng phụ.
Chính vì vậy hiện nay, gừng được các bác sĩ khuyên dùng trong các trường hợp nôn, buồn nôn do say tàu xe, ốm nghén, rối loạn tiền đình và cả nôn ở bệnh nhân ung thư.
Khi cảm thấy buồn nôn, nôn bạn có thể rắc một chút muối lên trên 1 lát gừng mỏng và ngậm trong miệng, cảm giác buồn nôn sẽ nhanh chóng biến mất. Hoặc bạn có thể xay lấy nước ép, thêm ½ cốc nước ấm , một chút muối và vài giọt chanh . Đây cũng là một cách vô cùng hiệu quả.
Khi lạnh sử dụng gừng có tác dụng làm cho cơ thể ấm lên là do gừng có tác dụng kích thích trung tâm vận mạch, làm cường tim cho nên chống được lạnh.
Mặt khác gừng lại làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, cho nên khi bị sốt dùng loại dược liệu này thì hạ được nhiệt. Ứng dụng đặc tính này của gừng là để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: 50 gam, giả nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi có tác dụng giải cảm, chữa cảm cúm.
Trong gừng có chất chống ôxy hoá, ức chế hình thành các chất gây viêm (Protaglandin). Được sử dụng trong nhiều bệnh viêm nhiễm:
Trị lở loét khoang miệng: dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, sẽ có hiệu quả bất ngờ, khoảng 60 – 90% vết lở loét đều biến mất.
Viêm nha chu: thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần.
Phòng ngừa và trị sâu răng: mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
Trị đau nửa bên đầu: khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
Đau lưng và đau vai: khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
Say rượu bia: dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.
Trị sắc mặt nhợt nhạt: rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp. Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.
Trị chứng gàu: có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10 – 15 phút, cuối cùng dùng nước này nóng gội lại thật sạch.
Trị giun kim: trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 – 2 cốc nước , kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.
Trị hôi chân: cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
Cao huyết áp: khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 – 20 phút. Nước nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.
– Can khương 10g
– Cam thảo trích 4g
– Nước 300ml
Sắc còn 100ml . Thấy đỡ thì uống bớt đi