Hotline: 1900 636 985

Hé lộ công dụng ít ai biết của hồng sâm Hàn Quốc

Mục lục

Hồng sâm Hàn Quốc vốn được xem như là loại sâm tốt nhất thế giới với hàm lượng hoạt chất cao và những tác dụng vượt trội, được ví như thần dược đại bổ trong y học cổ truyền. Nhưng ít ai biết được công dụng thực sự của Hồng sâm và sử dụng hồng sâm sao cho đúng cách và hiệu quả nhất.

Hồng sâm khác gì với nhân sâm?

Hồng sâm Hàn Quốc -thần dược cho sức khỏe

Hồng sâm Hàn Quốc -thần dược cho sức khỏe

Nhân sâm khô Hàn Quốc còn được gọi là hồng sâm. Đây là sản phẩm được chế biến từ nhân sâm tươi đã trải qua quá trình chế biến ( hấp trong nồi áp suất khoảng 2 atm sau đó sấy khô ) và nhân sâm chuyển sang màu đỏ nên được gọi là Hồng sâm. Điều đặc biệt ở sản phẩm này là sau khi được chế biến thì thành phần Saponin đã cao hơn hẳn so với nhân sâm tươi ban đầu. Vì thế, hồng sâm thường được đánh giá cao hơn hẳn so với nhân sâm tươi, được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau  như rối loạn chảy máu, chán ăn, nôn mửa, sỏi mật, hôi miệng, đau cơ xơ, khó ngủ, chóng mặt , nhức đầu, giảm thính lực, co giật, rối loạn mang thai và sinh nở, bốc hỏa do mãn kinh, cảm lạnh và cúm thông thường, suy tim, huyết áp cao, da nhăn nheo và làm chậm quá trình lão hóa.

Hồng sâm – thần dược đại bổ nguyên khí

Nhân sâm có tên khoa học là Panax Gingseng. Trong nhân sâm có thành phần chính là saponin sterolic, glucoside, tinh dầu panaxen, ngoài ra còn có thành phần  Vitamin B1 và B2

Theo y học cổ truyền nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, quy vào 2 kinh phế , tỳ . Có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích khí sinh tân, định thần, ích trí.

Nguyên khí là nguồn năng lượng của cơ thể . Nếu nguyên khí không đủ, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ ở trong trạng thái suy yếu. Nhân sâm đại bổ nguyên khí giúp tái tạo nguồn năng lượng cơ thể. Nhân sâm cũng có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, trấn an tinh thần, định thần, có lợi cho sự ổn định của tâm trí, được đặc biệt sử dụng để chống lại mệt mỏi căng thẳng trong những trường hợp làm việc lao lực, quá sức, người mới ốm dậy, mệt mỏi khi di chuyển, đi tàu xe.

Trong những niên đại trước đây khi cấp cứu chưa phát triển, trong Đông y trị choáng, sốc, huyết áp không có, tim ngừng đập thì dựa chủ yếu vào nhân sâm nên còn được gọi là vị thuốc “hồi dương cứu mạng”

Ngoài ra nhân sâm còn dùng chữa trị chứng đau đầu do căng thẳng ở những người thường xuyên làm việc trí óc, thi cử áp lực.

Ngày nay chiết suất hồng sâm cũng được sử dụng trong rất nhiều trong ngành dược phẩm để sản xuất các chế phẩm với tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng nhân sâm

Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng nhân sâm

Ai tuyệt đối không nên sử dụng nhân sâm?

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì có thể làm cho trẻ bị kích dục sớm.

Bài thuốc nhân sâm theo y học cổ truyền

Các bài thuốc với nhân sâm

Các bài thuốc với nhân sâm

Độc sâm thang ( đơn thuốc có một vị nhân sâm) chữa cơ thể quá suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược:

Nhân sâm 40g

Nước 400ml (2 bát) sắc còn 200 ml, cho uống từng ít một, không kể thời gian. Uống xong cần nằm yên

Sâm phụ thang chữa những trường hợp mạch suy kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh:

Nhân sâm 40g

Phụ tử chế 20g

Sinh khương( gừng tươi)  3 lát

Táo đen 3 quả

Nước 3 bát  ( 600ml ) sắc còn 200ml (1 bát ) chia làm nhiều lần uống trong ngày.

 

 


Bài viết liên quan