Hotline: 1900 636 985
Thiếu sắt gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì thế, mẹ hãy theo dõi bài viết sau để nắm được các nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em, qua đó, có các biện pháp thích hợp để xử trí và phòng ngừa.
Dưới đây là 5 nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em thường gặp nhất:
Thông thường, bé sẽ nhận được 1 lượng sắt dự trữ từ mẹ trong thai kỳ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của cơ thể trong khoảng 4 tháng đầu đời.
Quá trình này được diễn ra trong 3 tháng cuối và tỉ lệ thuận với cân nặng khi sinh của con. Chính vì thế, những bé sinh trước tuần 37, nhẹ cân (dưới 2.5kg) thường thiếu hụt sắt dự trữ.
Sau sinh, trẻ sinh non, nhẹ cân có quá trình tạo hồng cầu và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này khiến cho nhu cầu sắt tăng cao và làm lượng sắt dự trữ vốn ít ỏi cạn kiệt nhanh chỉ trong 2 – 3 tháng đầu.
Sinh non, nhẹ cân khiến trẻ không có đủ lượng sắt dự trữ cần thiết
Với những bé sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lượng sắt dự trữ chỉ đủ cung cấp cho con trong khoảng 4 tháng đầu tiên.
Sang tháng thứ 4, sắt dự trữ giảm dần, sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt chính do lúc này con chưa ăn dặm. Tuy nhiên, trong mỗi lít sữa mẹ chỉ cung cấp 0.35mg sắt với tỷ lệ hấp thu khoảng 50%, không đủ đáp ứng với nhu cầu của bé trong giai đoạn này.
Vì thế, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đây là thời điểm bé cần được bổ sung sắt trực tiếp để dự phòng tình trạng thiếu sắt.
Bốn tháng tuổi là thời điểm con có nguy cơ thiếu sắt rất cao
Chế độ ăn là nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho bé trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, 1 số nguyên nhân sau sẽ khiến con không nhận đủ lượng sắt từ thực phẩm.
Nếu ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, bé dễ bị biếng ăn, kém hấp thu, đi ngoài phân sống nên lượng sắt nhận được từ thực phẩm rất ít. Đồng thời, ăn dặm quá sớm còn khiến bé bú mẹ ít đi. Điều này làm giảm lượng sắt và chất dinh dưỡng con nhận được từ sữa mẹ.
Ngược lại, nếu ăn dặm quá muộn, lượng sắt và các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ không đủ để cung cấp cho quá trình tăng trưởng của con. Do đó, ăn dặm muộn làm tăng nguy cơ trẻ thiếu sắt, suy dinh dưỡng.
Ăn dặm sớm là một trong những nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em
Một chế độ ăn không đa dạng, ít các thực phẩm giàu sắt cũng là nguyên nhân gây thiếu sắt ở trẻ em.
Ngoài ra, những bé ăn chay hoặc lười ăn thịt cá cũng có nguy cơ thiếu sắt rất cao. Điều này do trong thực vật chỉ chứa sắt nonheme với khả năng hấp thu thấp (10%). Trong khi đó, sắt từ động vật dễ hấp thu hơn vì chứa cả sắt hem (tỷ lệ hấp thu 25%) lẫn sắt non heme.
Sữa tươi cung cấp rất ít sắt nhưng lại chứa nhiều canxi. Lượng canxi này cạnh tranh và làm giảm hấp thu sắt tại tá tràng.
Ngoài ra, việc uống quá nhiều sữa tươi còn khiến bé bú mẹ/ăn dặm ít hơn, càng làm tăng nguy cơ trẻ thiếu sắt.
Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em: Bé uống quá nhiều sữa tươi
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp tình trạng biếng ăn, đầy hơi, hấp thu kém, đi ngoài… Điều này ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt và các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm.
Nhiễm giun sán thường làm tổn thương niêm mạc ruột ở trẻ dẫn tới giảm hấp thu sắt. Đồng thời, niêm mạc ruột bị tổn thương còn tăng nguy cơ trẻ thiếu máu thiếu sắt do tình trạng chảy máu mạn tính.
Một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim bẩm sinh, ung thư… cũng là nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em.
Khi mắc bệnh lý này, bé thường mệt mỏi nhiều, ăn không ngon miệng nên không nhận đủ sắt từ chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột và giảm hấp thu sắt.
Các bệnh lý mạn tính khiến bé mệt mỏi, ăn uống kém nên không nhận đủ sắt từ thực phẩm
Thiếu sắt gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ và sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ cần có các biện pháp khắc phục vấn đề này.
Để cải thiện tình trạng con thiếu sắt, mẹ cần phối hợp đồng thời 3 biện pháp: bổ sung sắt trực tiếp, thay đổi chế độ ăn và điều trị các bệnh lý khác (nếu có).
Tuỳ thuộc vào mức độ thiếu sắt, trẻ thường được chỉ định bổ sung sắt theo liều 3 – 6mg/kg/ngày, thời gian 3 – 6 tháng.
Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không tự ý thay đổi liều và thời gian cho trẻ uống sắt so với chỉ định của bác sĩ. Việc thay đổi liều và thời gian có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ trẻ bị dư thừa sắt gây nguy hiểm.
Sau 3 tháng, con cần được đi khám để các bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị cũng như có những điều chỉnh phù hợp. Thời gian bé uống sắt không kéo dài quá 6 tháng vì sẽ tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan trong cơ thể do dư thừa sắt.
Ngoài việc cho trẻ uống sắt, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của con để tăng cường bổ sung sắt cho bé từ thực phẩm:
Dưới đây là những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa các nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em.
Mẹ uống đủ sắt khi mang bầu giúp con khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng trẻ sinh non, nhẹ cân. Đồng thời, mẹ bổ sung đủ sắt còn giúp bé nhận được lượng sắt dự trữ cần thiết sau khi chào đời.
Lượng sắt mẹ cần uống trong thai kỳ là 30 – 60mg/ngày tuỳ từng giai đoạn.
Mẹ bổ sung đủ sắt khi mang bầu giúp con có đủ lượng sắt dự trữ sau khi chào đời
Mẹ chú ý bổ sung sắt dự phòng cho bé đúng thời điểm theo hướng dẫn sau từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ:
Liều bổ sung sắt: 1mg/kg/ngày với những bé uống sữa công thức giàu sắt hoặc 2mg/kg/ngày với những trẻ bú mẹ.
Thời gian: Từ tháng đầu tiên sau sinh tới khi được 12 tháng tuổi.
Liều bổ sung sắt: 2 – 3mg/kg/ngày với trẻ có cân nặng khi sinh từ 1 – 2.5kg, bú mẹ, 3 – 4 mg/kg/ngày với bé có cân nặng khi sinh dưới 1kg.
Thời gian: Từ tuần thứ 6 hoặc thứ 8 tới khi bé được 12 tháng.
Lưu ý: Những trẻ có cân nặng từ 1 – 2.5kg uống sữa công thức có hàm lượng sắt 12mg/lít có thể không cần bổ sung sắt đường uống.
Liều bổ sung sắt: 1mg/kg/ngày với bé bú mẹ. Trẻ 4 tháng sử dụng sữa công thức hoàn toàn có thể không cần bổ sung.
Thời gian: Trong khoảng 2 – 3 tháng, từ tháng thứ 4 cho tới khi con ăn được 2 bữa ăn mỗi ngày với các thực phẩm giàu sắt.
Mẹ bỏ túi ngay một số lưu ý sau khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con nhé.
Các thực phẩm giàu sắt nên được thêm vào thực đơn ăn dặm của bé
Các bệnh lý ở trẻ, đặc biệt là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp (viêm VA, viêm phổi, phế quản), đường tiêu hóa (viêm ruột) cần được điều trị triệt để, tránh tình trạng để bệnh tiến triển thành mãn tính.
Các bé trên 1 tuổi cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để giảm nguy cơ nhiễm giun sán.
Thành phần sắt II hữu cơ thế hệ mới (sắt amin) giúp Ferrolip Baby có hiệu quả vượt trội với sinh khả dụng lên tới 90.9%, gấp đôi sắt polymaltose.
Sắt Ferrolip Baby không gây táo bón, nóng trong nhờ khả năng hấp thu nhanh và không gây dư thừa trong hệ tiêu hoá.
Sản phẩm được chia liều khoa học nên dễ dàng bổ sung chuẩn liều cho bé từ 0 tháng tuổi.
Ferrolip Baby không tanh, vị ngọt từ đường fructose nên giúp con hợp tác hơn mà vẫn đảm bảo an toàn cho những bé bất dung nạp lactose.
Ferrolip Baby – bổ sung sắt amin, phòng ngừa trẻ thiếu sắt
Bài viết trên đây đã nêu ra 5 nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em và hướng dẫn các biện pháp cải thiện, phòng ngừa. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn.