Hotline: 1900 636 985

Tất tần tật về khóc dạ đề và tuyệt chiêu giúp bé ngon giấc

Mục lục

Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ sơ sinh khóc dữ dội, kéo dài vào một khung giờ nhất định trong đêm, khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Để hiểu chính xác và toàn diện về tình trạng này, mời bố mẹ tham khảo bài viết sau đây.

hieu-dung-ve-khoc-da-de

1. Hiểu đúng về hiện tượng khóc dạ đề là gì?

Đây là một hiện tượng quấy khóc về đêm ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường xuất hiện giai đoạn 2 – 3 tuần tuổi. Bé thường khóc vào một khung giờ nhất định mỗi đêm. Mỗi lần khóc kéo dài khoảng 3 tiếng, lặp lại 3 ngày/tuần và 3 tuần trở lên.

Mẹ sẽ không dễ dàng phát hiện ra các lý do như đói, tã bẩn hay ảnh hưởng do tiếng ồn đến giấc ngủ khiến bé thức giấc, khóc đêm. Bởi trên thực tế cũng chưa có nghiên cứu nào tìm ra được chính xác lý do gây nên hiện tượng này.

2. Biểu hiện khóc dạ đề đặc trưng ở trẻ

Dù khóc kéo dài nhưng đây là một hiện tượng phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt tình trạng này với các kiểu khóc do bệnh lý hoặc do những khó chịu khác mà trẻ gặp phải để có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng mà mẹ cần nắm chắc:

– Trẻ khóc đêm, gào thét. Tiếng khóc càng ngày càng dữ dội mà không thể nào dỗ được.

– Trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người, thỉnh thoảng giật mình, trăn trở, người vã mồ hôi giữa đêm dù thời tiết không nóng.

– Đôi khi trẻ có hiện tượng hai tay nắm chặt, lưng cong, oằn mình khiến bố mẹ rất lo sợ.

– Trẻ sơ sinh hay gồng mình, đỏ mặt mũi. Sau một thời gian thì toàn thân cũng đỏ ửng còn vùng da quanh miệng thì nhợt nhạt hơn.

– Sau khi khóc, trẻ thường sẽ quay lại vui chơi tươi tỉnh bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.

– Nhưng đôi khi việc khóc kéo dài cũng có thể khiến bé mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn, lưỡi nhạt có rêu trắng, hơi thở lạnh…

bieu-hien-khoc-da-de-1

Trẻ có biểu hiện khóc thét, dữ dội hơn nhưng sau khi khóc vẫn tươi tỉnh bình thường

3. Giải mã nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ

3.1. Nguyên nhân khóc colic theo khoa học

Colic là tên gọi của các nhà khoa học đặt cho hiện tượng quấy khóc về đêm do đường ruột bất ổn của trẻ. Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa rất non nớt. Do đó thường xuất hiện các đợt nhu động ruột đột nhiên tăng lên; tần suất tăng không đều khiến bé đau bụng dữ dội và khóc thét.

Với tình trạng hệ tiêu hóa như vậy, việc tiêu hóa sữa mẹ đôi khi cũng gây khó khăn cho bé. Lượng dinh dưỡng dư thừa sau quá trình hấp thu sẽ khiến hệ tiêu hóa không ổn định. Và do đó gây ra hiện tượng khó chịu cho bé.

Ngoài ra, theo dân gian từ xa xưa, tình trạng này là do khóc dạ đề tâm linh như: Phải vía, bé sinh vào giờ xấu… Tuy nhiên đây chỉ là giả thuyết truyền miệng và hoàn toàn không có căn cứ xác thực nào. Do vậy mẹ cần xác định, nguyên nhân do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cùng việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là lý giải khoa học nhất cho tới nay.

3.2. Phân biệt với các vấn đề gây quấy khóc đêm khác ở trẻ

Trẻ khóc đêm dữ dội còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên. Bố mẹ cần tìm hiểu để nhận định đúng về vấn đề của con mình. Dưới đây là một số nguyên nhân khác khiến trẻ khóc đêm:

– Trẻ khóc đêm do quá đói hoặc quá no.

– Trẻ khó chịu do tã bẩn, ướt.

– Trẻ bị đau ở một bộ phận trên cơ thể như: Đau bụng, đau tay chân do nằm sai tư thế, đau do các bệnh lý nguy hiểm khác…

– Do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

– Do con thiếu hơi ấm của bố mẹ, cần được vỗ về, ôm ấp.

tinh-trang-khoc-dem-khac

Đôi khi trẻ quấy khóc đêm chỉ vì cảm thấy không an toàn, muốn được vỗ về

– Con thiếu ngủ, ngủ không trọn vẹn do các yếu tố tác động bên ngoài.

– Mệt mỏi cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động quá sức.

– Do con mọc răng sữa gây sốt và ngứa.

– Trẻ nôn trớ hoặc bệnh lý trào ngược dạ dày.

– Do dị ứng với thực phẩm có trong đồ ăn của mẹ.

Như vậy việc xác định đúng nguyên nhân khiến bé quấy khóc rất quan trọng để kịp thời chữa trị hoặc có biện pháp giải quyết phù hợp.

3.3. Nguyên nhân do tiếp xúc với khói thuốc lá

Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên, có một yếu tố nguy cơ khiến các bé sơ sinh khóc dữ dội đó là khói thuốc lá. Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người mẹ hút thuốc lá có thể khiến con sinh ra khóc đêm nhiều hơn, lâu hơn các bà mẹ không hút thuốc lá. Đồng thời, việc hít phải khói thuốc lá thụ động của mẹ và bé cũng là một yếu tố nguy cơ đáng lưu tâm của tình trạng này.

4. Khóc dạ đề có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết?

co-nguy-hiem-khong

Việc khóc dữ dội, không thể dỗ dành có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Bé khóc nhiều sẽ mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,… Còn đối với mẹ, việc con khóc đêm nhiều và liên tục cũng gây kiệt sức, bất lực, ảnh hưởng rất lớn về mặt tinh thần và tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Tình trạng khóc ở trẻ thường không kéo dài mãi mà sẽ có quy luật tương đối giống nhau ở mọi bé sơ sinh. Riêng với nguyên nhân khóc đêm do tiêu hóa sẽ diễn ra rất lâu do càng khóc nhu động ruột càng khó ổn định. Tuy nhiên, sau một thời gian, cơn co bóp ngừng và bé sẽ vui vẻ trở lại bình thường.

Thời lượng và mức độ khóc lên đến đỉnh điểm vào tuần thứ 6 và sau đó giảm dần từ tuần thứ 10-12. Sau đó, tình trạng này thường sẽ chấm dứt hoàn toàn khi bé đủ 3 tháng tuổi.

5. Bật mí giải pháp hiệu quả cho mẹ

5.1. Một số mẹo hữu ích khi bé khóc dạ đề

– Thay đổi chế độ ăn uống của trẻ:

+ Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ nên kiểm tra những thực phẩm mình sử dụng có gây dị ứng cho bé hay không. Đậu nành, lúa mạch, cà phê, sô cô la, cá, đậu phộng là những loại thức ăn không được khuyến khích sử dụng trong thời gian bé quấy khóc nhiều. Sử dụng những thực phẩm có thành phần dinh dưỡng tương đương để trẻ vừa không bị kích thích ruột và giúp bổ sung đủ dinh dưỡng cho bé

+ Đối với những em bé sử dụng sữa công thức, mẹ hãy thử đổi loại sữa, hoặc cho bé bú mẹ thường xuyên hơn. Vì có thể bé bị dị ứng với các thành phần trong sữa công thức.

– Không cho bé bú trong trường hợp có quá nhiều gió trong phòng. Ủ ấm cho bé vì trẻ sơ sinh dễ bị hạ thân nhiệt. Ủ ấm không chỉ làm bé dễ chịu mà còn giúp bé cảm thấy được an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp thời tiết nóng nực thì đây không phải là giải pháp.

– Tạo môi trường êm dịu xung quanh trẻ: Hạn chế những tiếng ồn và làm dịu ánh sáng xung quanh. Có thể kết hợp cùng một chút âm thanh nhẹ nhàng hoặc âm thanh nền lặp đi lặp lại để bé được trấn tĩnh.

– Massage bụng và tăng vận động cho bé: Một số bé được giải tỏa căng thẳng khi được massage và vận động nhiều hơn. Vì thế, mẹ có thể tìm hiểu các bài tập massge cho bé. Cùng với đó kết hợp các hoạt động phù hợp với độ tuổi của bé. Đơn giản là nhảy múa, lắc lư cùng bé, đẩy xe bé đi vòng quanh nhà.

– Hạn chế việc áp dụng quá mức các mẹo dân gian chữa khóc dạ đề.

Trên đây là một số mẹo hữu ích giúp mẹ khắc phục vấn đề khóc đêm ở trẻ. Tuy nhiên, để cải thiện hiệu quả tình trạng này, mẹ vẫn cần sự tư vấn trực tiếp từ chuyên gia. Bởi mỗi trẻ sẽ có một vấn đề nhất định.

Để được đánh giá chi tiết về tình trạng cũng như nhận tư vấn về cách cải thiện khóc dạ đề ở trẻ hiệu quả nhất, mẹ vui lòng để lại thông tin. Đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ liên lạc để tư vấn miễn phí cho mẹ.

5.2. Cách trị khóc dạ đề hiệu quả chuẩn chuyên gia

Hiện nay có nhiều khuyến cáo đã chỉ ra men vi sinh có thể giúp bé giảm quấy khóc đêm đáng kể. Bởi men vi sinh cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn tác động trực tiếp đến các cơn đau do tăng nhu bất thường. Từ đó giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian khóc dạ đề ở trẻ. Hơn nữa, men vi sinh còn hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng cho bé. Từ đó, đảm bảo hoạt động đường ruột trơn tru.

Vì vậy, việc sử dụng men vi sinh chính là một biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho tình trạng khóc quấy đêm ở trẻ sơ sinh.

Mẹ Bim chia sẻ tuyệt chiêu sử dụng men vi sinh giúp con ngủ ngon tròn giấc

Thành công trong việc thoát khỏi nỗi ám ảnh con khóc đêm, Mẹ bé Bim chia sẻ:

“Em bé nhà mình lúc lên 1 tháng tuổi có tình trạng thức giấc giữa đêm, khóc thét toáng lên, dỗ thể nào cũng không nín. Tình trạng kéo dài triền miên hơn 3 tuần. Mình thấy xót con quá, cũng có thử qua mấy phương pháp dân gian như mẹ chồng hướng dẫn mà vẫn không hiệu quả.

Sau đó, mình có tìm hỏi và nhận được tư vấn từ TS.BS Phan Bích Nga ở Viện dinh dưỡng quốc gia. Bác sĩ kê men vi sinh Bioamicus Complete cho Bim nhà mình với 5 giọt mỗi ngày. Và may thay, chỉ sau 3 tuần thôi tình trạng khóc đêm của bé đã cải thiện rõ rệt. Mình vẫn dùng duy trì cho bé đến nay đã được 2 tháng. Bé ngủ và thức rất đúng cữ, giấc ngủ ngon và sâu hơn, cũng không hay giật bắn mình như hồi xưa nữa. Hai mẹ con cứ ôm nhau mà ngủ đến sáng. Cảm ơn bác sĩ và cảm ơn Bioamicus rất nhiều”.

tri-khoc-da-de-be-say-giac

Mẹ Suri đã tìm được giải pháp thông thái cho riêng mình, còn mẹ thì sao?

Nguồn: https://bioamicus.vn/tre-khoc-da-de-colic


Bài viết liên quan