Hotline: 1900 636 985

18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ bổ sung dinh dưỡng hàng ngày

Mục lục

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ sau sinh mổ là việc cực kỳ cần thiết nhưng không phải dễ dàng. Việc sắp xếp, lựa chọn thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục, cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với sở thích của mẹ mất khá nhiều thời gian và công sức. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ để mẹ và người thân có thể tham khảo cho bữa ăn hàng ngày.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh

Sau sinh mổ, trên bụng mẹ sẽ có một vết thương lớn. Trong những tháng đầu sau khi sinh, vết thương này không chỉ gây đau đớn mà còn dễ nhiễm trùng, dễ để lại sẹo lồi nếu chăm sóc không đúng cách. Vì vậy người mẹ sau sinh mổ cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống để vết thương nhanh chóng hồi phục và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Để chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh mổ, mẹ cần đảm bảo các bữa ăn có đủ 4 nhóm chất. Đó là đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Trong đó mẹ cần ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa các loại dưỡng chất sau:

  • Vitamin A: Loại vitamin này có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo biểu bì, tăng tốc độ hình thành và hồi phục vết thương.
  • Vitamin C: Do tham gia vào tất cả các giai đoạn lành lại của vết thương nên mẹ bầu cần bổ sung vitamin C hàng ngày. Nếu không cung cấp đủ, vết mổ dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
  • Vitamin D3: Vitamin D3 có khả năng bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng, giúp quá trình chữa lành vết thương được nhanh chóng và thuận lợi.
  • Vitamin E: Để góp phần giúp vết thương không để lại sẹo, đồng thời làm đẩy nhanh tốc độ hồi phục sẹo thì mẹ sau sinh nên bổ sung thêm vitamin E.
  • Sắt: Đây là khoáng chất mẹ đã bổ sung trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, do tình trạng mất máu trong phẫu thuật, cơ thể mẹ vẫn cần bổ sung thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa thiếu máu và vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể (( New Mom’s Guide to Nutrition After Childbirth. Ngày truy cập: 31/5/2023.
    https://www.webmd.com/parenting/baby/nutrition-guide-new-moms)).
  • Kẽm: Có thể nói kẽm đóng vai trò chính để cơ thể chữa lành vết thương. Chúng tham gia vào nhiều giai đoạn như sửa chữa, đông máu, kháng viêm, tái tạo mô mới, ngăn hình thành sẹo,...

Ngoài những nhóm dinh dưỡng cần có trong các bữa ăn trên, mẹ sau sinh cũng cần chú ý:

  • Đa dạng thực đơn: Điều này giúp mẹ không cảm thấy chán ngán khi đến bữa ăn, từ đó cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Không sử dụng đồ uống có ga, cồn và thức ăn chứa nhiều đường: Những thực phẩm này dễ khiến mẹ sau sinh đầy bụng, khó tiêu ((Postpartum Diet Plan: Tips for Healthy Eating After Giving Birth. Ngày truy cập: 31/5/2023.
    https://www.healthline.com/health/postpartum-diet)).
  • Mẹ nên tăng cường sử dụng chất xơ, giảm tối đa thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tránh thực phẩm gây sẹo lồi: Rau muống, thịt gà, hải sản, trứng, thịt bò,... đều dễ khiến collagen sản sinh quá mức. Nếu sử dụng liên tục vết sẹo hình thành có thể là sẹo lồi.

Những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh Những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh

18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đầy đủ dinh dưỡng

Để thuận tiện cho việc lựa chọn thực đơn sau sinh mổ, Menacal gợi ý mẹ 18 thực đơn. Các bữa ăn đã được tính toán, lựa chọn để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của mẹ:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
1 Cháo thịt bằm, táo,  cốc sữa tươi Cơm trắng, sữa chua, canh bí đỏ nấu với sườn Sườn xào chua ngọt, cơm trắng và canh móng giò hầm
2 Ngũ cốc trộn sữa tươi hoặc sữa chua, dâu tây Cơm trắng, rau cải xào thịt, canh cải bó xôi Cơm trắng, canh rau ngót nấu xương, chuối
3 Sữa đậu nành, súp nấm Sữa tươi, thịt viên sốt cà chua, cơm trắng Canh mồng tơi nấu tôm, cá hồi áp chảo, cơm trắng
4 Bánh mì nướng, trứng rán, đu đủ Canh khoai sọ, thịt kho tàu, cơm trắng Canh bí xanh, tôm rang, cơm trắng
5 Nước ép trái cây, súp nấm Canh gà, gà rang gừng, cơm trắng Canh bí đỏ với tôm, rau luộc, cơm trắng
6 Nước ép táo, cháo cá Canh đuôi bò, su su luộc, cơm trắng Gà tần thuốc bắc, cơm trắng, rau cải luộc
7 Táo, cháo hạt sen Canh bí đỏ, thịt kho tàu, cơm trứng Canh bí xanh nấu xương, tôm rang, cơm trắng
8 Nước ép ổi, cơm rang thập cẩm Canh móng giò, thịt bò rang gừng, cơm trắng Trứng gà hấp, canh móng giò hầm đu đủ, cơm trắng
9 Cam, phở bò Canh rau ngót thịt bằm, tôm rang lá chanh, cơm trắng Canh bầu nấu tôm, thịt gà rang sả gừng, cơm trắng
10 Cháo bí đỏ tổ yến Canh xương nấu cùng cà rốt, su hào, tôm hấp, cơm trắng Canh bí đỏ, thịt lợn luộc, cơm trắng
11 Sữa chua, cháo sườn Canh rau ngót, thịt bò xào giá, cơm trắng Canh xương nấu cùng bí, tôm rang, cơm trắng
12 Cháo chim bồ câu hạt sen táo đỏ Canh mùng tơi, thịt lợn kho trứng, cơm trắng Rau cải luộc, thịt bò sốt vang, cơm trắng
13 Nước ép cam, trứng chim chút Canh móng giò nấu đu đủ, đậu phụ nhồi thịt, cơm trắng Canh rau ngót, thịt vịt luộc, cơm trắng
14 Cháo thịt băm, táo Canh cải nấu thịt, trứng luộc, tôm rang, cơm trắng Canh sườn, su su xào thịt, cơm trắng
15 Dưa lưới, bún gà Trứng cuộn, mướp giá xào cật, canh rau ngót, cơm trắng Cá nục kho dứa, bí đao luộc, cơm trắng
16 Nho, ngũ cốc trộn sữa tươi Tôm rim, canh bầu nấu tôm, cơm trắng Thịt kho, bí đỏ luộc, cơm trắng
17 Kiwi, cháo trắng trứng muối Đỗ xanh luộc, tôm rang, cơm trắng Rau cải luộc, trứng hấp, ruốc heo, cơm trắng
18 Chuối chín, bún bò Canh rau ngót, thịt bò xào, cơm trắng Quả đậu bắp luộc, tim heo rim nước mắm, cơm trắng

Trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ

Trái cây được đánh giá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất có lợi cho việc phục hồi vết mổ sau sinh. Đặc biệt, chúng còn giúp ngừa bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ.

Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên bắt đầu sử dụng một lượng nhỏ trái cây sau 3 - 5 ngày sinh. Sau đó mẹ tăng dần lượng hoa quả ăn hàng ngày. Trong đó, loại quả có vị chua hoặc chát nên tránh để không ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ. Dưới đây là một số quả mẹ có thể tham khảo:

  • Quả na: Trong na chứa nhiều kali, vitamin C, chất xơ, magie, vitamin B6, sắt,... Ăn na sau sinh mổ rất tốt cho tim mạch, huyết áp và đường tiêu hóa của mẹ bầu. Ngoài ra, na còn ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh.
  • Đu đủ: Không chỉ có hương vị ngọt, thơm, đu đủ rất giàu vitamin A, B, C, D, E,... Đặc biệt, trong loại trái cây này còn chứa papain và chymopapain. Hai chất này giúp vết mổ của mẹ mau lành hơn.
  • Cam, quýt, bưởi: Đây đều là những trái cây thuộc họ cam, quýt. Chúng có điểm chung là giàu vitamin C và canxi. Do đó, cam, quýt, bưởi có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, làm bền thành mạch. Ngoài ra, nguy cơ tắc tia sữa hoặc viêm nhiễm cũng được giảm thiểu đáng kể (( 12 Super-Foods for New Moms. Ngày truy cập: 31/5/2023.
    https://www.webmd.com/parenting/baby/breast-feeding-diet)).
  • Chuối: Chuối giàu vitamin và khoáng chất, trong đó phải kể đến vitamin C, kali, vitamin B6, sắt. Nhờ đó, khi ăn chuối, cơ thể mẹ được hỗ trợ tái tạo hồng cầu, đồng thời hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vì vậy mẹ bớt nỗi lo thiếu máu hoặc táo bón sau sinh mổ.
  • Thanh long: Thanh long chứa nhiều vitamin B1, B2, sắt, canxi. Đây đều là dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho mẹ. Mỗi tuần ăn 2 - 3 trái thanh long giúp mẹ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh.


Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ sau sinh mổ Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ sau sinh mổ

Các loại trái cây và 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ trên đây chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ cần tư vấn thêm các vấn đề khác, vui lòng truy cập website menacal.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 nhé!


Bài viết liên quan