Trong thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,... Liệu đây có phải là các dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu không? Làm sao để phát hiện ra và bổ sung đủ sắt đủ máu cho thai kỳ? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin.
Dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu
Trong giai đoạn đầu thiếu máu do thiếu sắt, các triệu chứng tương đối mờ nhạt. Vậy làm thế nào để mẹ có thể nhận biết sớm các dấu hiệu để bổ sung kịp thời? Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt mẹ có thể nhận biết:
- - Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
Khi thấy các dấu hiệu trên, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần đi khám kịp thời và làm các xét nghiệm kiểm tra thiếu máu thiếu sắt để được điều trị kịp thời.
Hậu quả thiếu máu thiếu sắt thai kỳ
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên 30 - 50% để nuôi dưỡng cơ thể mẹ và thai nhi. Cơ thể mẹ cần một lượng sắt lớn để tạo ra hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến em bé. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết sẽ dễ gặp phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Một số nguyên nhân dễ gây thiếu máu thiếu sắt ở mẹ bầu đó là:
- - Bổ sung không đủ làm lượng theo nhu cầu
- - Mang thai liên tiếp trong các khoảng thời gian gần nhau
- - Mang đa thai: thai đôi, thai ba,...
- - Mất cân bằng dinh dưỡng do ốm nghén
- - Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu chất
- - Kinh nguyệt ra máu nhiều trước thời gian mang thai
- - Mẹ bầu có tiền sử thiếu máu
Bà bầu thiếu sắt nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả thiếu sắt nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi:
- - Đối với mẹ: Mẹ bầu thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, suy giảm trí nhớ, khó thở,... Bên cạnh đó, sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Thiếu sắt khiến cho mẹ bầu bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lây nhiễm và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng có thể dẫn đến các hậu quả như sảy thai, tiền sản giật, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản,... gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- - Đối với thai nhi: Mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt cũng làm cho lượng oxy cung cấp đến thai nhi không đủ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các cơ quan của em bé. Thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị nhẹ cân, sinh non, não bộ chậm phát triển,...
Một số xét nghiệm giúp xác định thiếu máu thiếu sắt
Mẹ bầu khi gặp các dấu hiệu trên có thể cảnh báo tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên các triệu chứng này khá phổ biến và rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý khác hoặc dấu hiệu của mang thai nói chung. Do đó, để chắc chắn thì mẹ nên đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm máu. Một số xét nghiệm máu mẹ nên làm là:
- - Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Xét nghiệm này sẽ cho biết các chỉ số trong máu như nồng độ hemoglobin, số lượng hồng cầu (RBC), dung tích hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu (MCV),... Dựa vào các chỉ số đó, các bác sĩ sẽ xác định xem liệu mẹ có đang bị thiếu sắt hay không.
- - Xét nghiệm đánh giá thiếu sắt: Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm sắt huyết thanh, khả năng gắn sắt toàn bộ, độ bão hòa Transferrin và Ferritin huyết thanh. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ khẳng định có phải mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt hay không.
Cách bổ sung sắt hiệu quả trong thai kỳ
Bổ sung sắt đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Để bổ sung sắt đúng cách, mẹ cần:
- - Bổ sung đủ hàm lượng theo khuyến cáo: Theo WHO, mẹ bầu cần bổ sung 30 - 60mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ để đảm bảo cung cấp đủ máu nuôi dưỡng thai nhi. Với các mẹ có tiền sử thiếu máu thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về hàm lượng bổ sung.
- - Bổ sung sắt sinh học Ferrolip: Sắt sinh học Ferrolip là thực phẩm chức năng bổ sung sắt được đông đảo mẹ bầu và chuyên gia khuyên dùng không chỉ bởi hàm lượng cao (30mg/gói), vị chanh không tanh mà còn bởi khả năng hấp thu cao gấp 4,7 lần so với sắt hữu cơ thông thường, không gây nóng trong, táo bón.
- - Sắt và canxi sẽ cạnh tranh nhau khi hấp thu tại ruột non. Do đó mẹ bầu không nên uống sắt và canxi cùng nhau. Mẹ nên uống sắt và canxi cách nhau tối thiểu 2 giờ để đảm bảo khả năng hấp thu.
- - Ko uống cùng trà café: Trà, cafe và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... sẽ làm giảm khả năng hấp thu của sắt. Do đó khi bổ sung sắt, mẹ bầu nên tránh sử dụng các chất kích thích này.
- - Uống cùng vitamin C: Vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. Mẹ có thể uống một cốc nước cam hoặc ăn các loại trái cây sau khi uống sắt để tăng khả năng hấp thu.
- - Bổ sung qua thực phẩm: Bên cạnh việc bổ sung sắt qua thực phẩm chức năng, mẹ cũng có thể bổ sung sắt qua các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, các loại hạt,...
Như vậy, bài viết trên đây đã chỉ ra một số dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu và hướng dẫn mẹ bổ sung sắt đúng cách trong thai kỳ. Hãy theo dõi https://ferrolip.vn/ để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về mang thai và sinh con nhé!