Hotline: 1900 636 985
Đối với các bậc cha mẹ, sáu tháng đầu đời của em bé sơ sinh là quãng thời gian vô cùng khó khăn khi mà bé hay thức giấc nhiều lần trong đêm, gây mệt mỏi và làm hao tâm tổn trí cả bố lẫn mẹ.
Tuy nhiên có một số điều mà các bậc cha mẹ nên hiểu về giấc ngủ của em bé trong độ tuổi này để có thể quản lý và chăm sóc giấc ngủ cho bé một cách dễ dàng nhất.
Thời gian ngủ tốt nhất bắt đầu từ 7 – 8 giờ tối
Theo tiến sĩ Jodi Mindell – Phó giám đốc Trung tâm Giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi ở Philadelphia (Mỹ) – chuyên gia nghiên cứu về các giấc ngủ ở trẻ em cho biết:
“Mặc dù cơ bản là các em bé có thể ngủ cả vào ban ngày nhưng thực ra việc cho bé ngủ nhiều vào ban đêm có lợi hơn rất nhiều. Thời gian hợp lý bắt đầu cho bé ngủ là khoảng 7-8 giờ tối”.
Tiến sĩ Mindell cũng chia sẻ rằng: “Chúng tôi biết rằng việc cho bé ngủ sớm rất khó, mất nhiều thời gian và có thể bé sẽ dễ thức giấc hơn vào ban đêm.
Các em bé sẽ thấy khó chịu vì phải ngủ quá nhiều và dễ thức dậy, tuy nhiên các bậc phụ huynh nên cố gắng cho con mình ngủ sớm nhất có thể, dần dần bé sẽ ngủ ngoan vào nếp”.
Không cần vội vàng chạy đến khi bé thức giấc
Elizabeth Sloan – tác giả của cuốn “Món quà của giấc ngủ”, cho biết :“ Tôi thấy rằng các em bé dễ bị thức giấc khi vừa ngủ được một ít, khi đó bố mẹ thường vội vàng chạy đến và hỏi han.
Tuy nhiên, trên thực tế nếu bạn làm vậy, đứa trẻ có thể bực bội và khó chịu vì việc thức giấc chỉ là một phản xạ tự nhiên và nó có thể tự mình ngủ lại mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ”.
Không nên vội vàng bế bé dậy khi bé thức giấc (Ảnh minh họa).
Đặt bé xuống giường khi ngủ chưa sâu
Nhiều cha mẹ thường đợi đến khi em bé ngủ thật sâu rồi mới đặt chúng lên giường, tuy nhiên theo Kim West – tác giả cuốn sách “The Sleep Lady’s Good Night, Sleep Tigh”, chúng ta nên đặt bé xuống giường trước khi bé chìm vào giấc ngủ hoàn toàn.
Khi em bé nhà bạn được khoảng 6 tuần tuổi, bạn hãy đặt một thang đo tỉ lệ buồn ngủ của bé từ 1 đến 10, 1 là thức, 10 là bé đã chìm vào giấc ngủ hoàn toàn. Bạn hãy đặt bé xuống giường ngủ ở mức số 7 khi mà bé ngủ chưa sâu, nó sẽ giúp bé quen dần với việc ngủ một mình trên giường.
Dừng việc cho bé ăn để ru ngủ
Tác giả Sloan chia sẻ với tạp chí HuffPost Australia: “Trong vòng 8 tuần đầu tiên từ khi sinh ra, bé có thể ngủ mà không cần phải ăn trước đó.
Việc lợi sữa cho bé bú không nên sử dụng như một công cụ để giúp cho bé ngủ, bởi vì nếu như bạn làm vậy sẽ tạo thành thói quen, và khi bé không đói bé cũng sẽ bú để có thể chìm vào giấc ngủ”.
Việc cho bé bú để ngủ có thể tạo nên thói quen không tốt và gây khó khăn mỗi khi cho bé ngủ (Ảnh minh họa).
Duy trì những thói quen một cách nhất quán
Thoải mái là điều cần thiết cho giấc ngủ của bé, sự thoải mái sẽ được tạo ra bằng cách duy trì những thói quen một cách nhất quán. Làm những điều tương tự thường xuyên trước khi cho bé ngủ như đọc truyện hay tắm cho bé và cố gắng cho bé đi ngủ sớm sẽ rất tốt cho giấc ngủ của bé.
Tiến sĩ Mindell cũng cho biết rằng, nếu bố mẹ tham gia vào việc giúp bé đi ngủ, bé sẽ ngủ ngoan hơn.
Tránh tiếp xúc bằng mắt với trẻ trong đêm
Các chuyên gia trong việc chăm sóc trẻ em nói rằng: ” Việc tiếp xúc ánh mắt với trẻ buồn ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo và không buồn ngủ nữa. Vì vậy hãy hạn chế nhìn vào mắt và tương tác với trẻ vào ban đêm. Sự tương tác đó có thể tạo động lực cho bé thức dậy”.
Nguồn: Family