Hotline: 1900 636 985
Những dịp thay đổi thời tiết, mẹ bầu rất dễ bị mắc cúm, cảm lạnh và hàng loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thường tránh sử dụng thuốc do sợ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Vậy đâu là liệu pháp thiên nhiên của mẹ?
Cúm là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp do phụ nữ mang thai bị nhiễm virus. Đặc biệt, vào mùa cao điểm như mùa đông xuân, bệnh lan nhanh một cách chóng mặt đến mức báo động đỏ.
Bệnh lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Những biểu hiện cúm của mẹ có thể kể đến như: sốt cao, rét run, ớn lạnh kèm đau nhức cơ khớp.
Mắc bệnh này khi mang thai có nguy hiểm không? Câu trả lời là có.
Nhiễm cúm 3 tháng đầu của thai kỳ đặc biệt nguy hiểm với thai nhi. Phụ nữ mang thai bị nhiễm cúm nặng có thể dẫn đến tình trạng sốt cao khiến con có nguy cơ bị dị tật như bị dị tất nhẹ như sứt môi, hở hàm ếch, bất thường về ngón tay, chân….
Khi bị bệnh, mẹ cũng thỉnh thoảng có thêm một số cơ như cơn gò tử cung, thậm chí bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do virus gây làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.
Cảm cúm khi mang thai trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn rất nhiều, bởi tất cả các liệu pháp chữa trị bằng kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mẹ bầu mà còn đến cả thai nhi.
Vậy đâu mới là liệu pháp đúng đắn mẹ nên áp dụng?
Mang thai là một giai đoạn quan trọng và tinh tế trong cuộc sống của người phụ nữ, mẹ nên thận trọng với tất cả mọi thứ. Và như một lẽ tự nhiên, liệu pháp thảo dược trở thành lựa chọn hoàn hảo cho mẹ.
Mẹ đừng bỏ qua những thảo dược này để chữa cúm nhé!
Với phụ nữ mang thai, gừng cũng là một trong những “thần dược” hàng đầu để mẹ “thổi bay” cúm hiệu quả. Trong dược liệu này chứa gingerol và shogaol với tác dụng trị cảm, thông mũi chỉ trong một nốt nhạc.
Mẹ nên cho vài lát gừng vào nước ấm đun sôi, bỏ thêm đường phèn, mật ong và chút bạc hà. Việc uống trà gừng ngày 2-3 lần có thể giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, sổ mũi mà không cần dùng thuốc.
Hành có tính sát khuẩn mạnh nên gia vị quen thuộc này dĩ nhiên trở thành ông thần trị hắt hơi, sổ mũi mẹ có thể áp dụng khi mang thai. Cùng với đó, tía tô cũng được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp đánh bay cảm cúm đặc biệt hiệu quả.
Bạn có thể nấu cháo trắng bằng gạo nếp rồi thái hành lá, tía tô cho vào khuấy đều đến khi hành và tía tô chín tái rồi bắc ra ăn khi còn nóng để mồ hôi vã ra. Đây là bí kíp dân gian thường được nhiều mẹ áp dụng để trị cảm cúm nhanh chóng.
Đây là phương pháp cực kì đơn giản nhưng hữu hiệu khi muốn phòng và trị cúm với mẹ bầu. Muối có tính sát trùng, kháng khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại, giúp mẹ phòng cúm hiệu quả và làm dịu cổ họng khi mẹ có biểu hiện ho khan vào mùa đông.
Người ta nói: phòng bệnh hơn trị bệnh, để mẹ khỏi lo cúm khi bầu bí, các mẹ hãy “bỏ túi” ngay những bí kíp sau để mang thai nhẹ nhàng nhé:
Chúc các mẹ một thai kì khỏe mạnh!