Hotline: 1900 636 985
Cơ cấu giấc ngủ của trẻ nhỏ – Cẩm nang dành cho mẹ chăm sóc bé sơ sinh
Làm sao để biết trẻ đã tỉnh giấc ?
Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 50 phút. Một giấc ngủ dài bao gồm nhiều chu kì ngắn, mỗi chu kì được bắt đầu bằng giấc ngủ nông (ngủ và mơ cùng lúc) và tiếp tục đi vào giấc ngủ sâu. Hiện tượng này kéo dài đến khoảng tháng tuổi thứ 4 hoặc thứ 6.
Giấc ngủ nông thường trông giống như trẻ đang thức, nhưng hoàn toàn không phải : trẻ có những cử động trên gương mặt, và cơ thể. Đó là dấu hiệu não của trẻ đang hoạt động, hệ thần kinh đang kết nối với nhau, trẻ đang học các biểu hiện và truyền đạt cảm xúc. Chúng ta có thể lầm tưởng rằng trẻ đang thức, nhưng hoàn toàn không phải, giấc ngủ này cần được tôn trọng tuyệt đối.
Trẻ thức khi trẻ yên lặng, mắt mở to, nhìn và đối thoại bằng mắt, bằng cử chỉ. Hoặc trẻ thức là khi trẻ kêu gọi sự chú ý một cách mạnh mẽ. Đó là lúc cần quan tâm tới trẻ.
Mẹ có cần phải đánh thức trẻ dậy để bú sữa ?
Thông thường không cần đánh thức trẻ để bú sữa. Bạn nên đợi trẻ tự thức dậy để cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ.
Tùy những trường hợp đặc biệt như trẻ thiếu tháng hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân cần được bú đều đặn, bởi vì trẻ không có năng lượng dự trữ, và trẻ quá yếu để khóc khi trẻ đói. Tuy nhiên, vào khoảng tháng tuổi thứ 4, chúng ta có thể giúp trẻ có những cữ bú đúng giờ.
Con của tôi ngủ rất ít trong ngày. Điều này có bình thường ?
Con của bạn có thể là một đứa trẻ ít ngủ hoặc không gian sống của trẻ có quá nhiều thứ làm trẻ bị kích động. Trong trường hợp trẻ bị kích động, ngoài việc ngủ ít, trẻ còn khóc rất nhiều.
Trẻ nhỏ không cần luôn luôn được kích thích. Ngược lại trẻ cần sự tĩnh lặng, cân bằng, yên tĩnh.
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều ?
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, trung bình khoảng 16h trong ngày. Vì giấc ngủ là hoạt động cần thiết ở trẻ sơ sinh để não phát triển. Trong giấc ngủ, cơ thể trẻ tiết ra hocmon tăng trưởng giúp trẻ lớn. Tuy nhiên, cũng như người lớn, có trẻ ngủ nhiều và có trẻ ngủ ít, việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Cần phải làm gì khi trẻ lẫn lộn ngày và đêm ?
Việc trẻ ngủ ngày, thức đêm trong những tuần đầu tiên là điều bình thường. Đồng hồ sinh lý của trẻ vẫn chưa bắt kịp nhịp sống 24h. Sự tuần hoàn giữa ngày và đêm được thiết lập một cách tự nhiên khi trẻ được 1 tháng tuổi : thời gian trẻ thức trong ngày dần dần được kéo dài ra, và giấc ngủ ban đêm cũng vậy.
Khi được 4 tháng tuổi, đồng hồ sinh lý có thể đi vào cân bằng, trẻ có thể ngủ từ 8h tối đến 9h sáng hôm sau. Có những trẻ gặp khó khăn trong việc này. Chúng ta có thể giúp trẻ.
Làm sao để giúp trẻ thiết lập nhịp sinh học của giấc ngủ ?
Để làm được việc này, hãy giúp trẻ cảm nhận sự khác biệt rõ rệt giữ ngày và đêm. Ban ngày, trẻ cần được đặt ở nơi có ánh sáng, ban đêm ở nơi tối hoàn toàn. Chăm sóc và nói chuyện với trẻ ban ngày; vào đêm, mọi chăm sóc cần được thực hiện trong im lặng, và trong ánh sáng mờ.
Bắt đầu từ tháng tuổi thứ 4, giờ thức, giờ đi ngủ và giờ ăn dần dần được thực hiện đúng giờ. Việc này giúp trẻ kéo dài khoảng thời gian thức vào ban ngày, và khoảng thời gian ngủ vào ban đêm.
Vào tuổi nào con tôi có thể ngủ suốt đêm ?
Khoảng vào tháng thứ 4. Tuy nhiên, rất khó đưa ra một độ tuổi nhất định vì nhịp sinh hoạt của mỗi trẻ khác nhau. Nếu vào tháng thứ 4 con bạn vẫn chưa ngủ suốt đêm, đó không phải là lỗi của trẻ. Trẻ chỉ cần giúp đỡ. Điều này phụ thuộc vào sự đều đặn trong nhịp sinh hoạt, giờ ăn, thức, ngủ mà bạn tạo cho trẻ.
Trẻ khóc vào ban đêm, cần phải làm gì ?
Quá trình thiết lập nhịp sống, phân biện giữa ngày và đêm của trẻ gây nhiều hiện tượng phiền toái cho bố mẹ. Khi trẻ bắt đầu trải qua một buổi sáng và chiều với giờ ăn – ngủ và chơi trở nên đều đặn, trẻ khóc khá nhiều lúc chập tối và tối. Gần như không có điều gì có thể làm trẻ nín khóc.
Thường hiện tượng khóc này bị lầm tưởng là trẻ đói hoặc đau. Hiện tượng này thể hiện quy trình tự nhiên của sự tăng động vào cuối ngày. Trẻ bị cuốn trong quá trình sinh hoạt và không biết phải dừng lại như thế nào.
Điều duy nhất có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn này là chăm sóc trẻ trong sự yên tĩnh, ánh sáng mờ, không lời nói, không cho bú, không gây trẻ chú ý, chú tâm vào việc gì. Nếu trẻ vẫn khóc, hãy để trẻ trong phòng tối một mình. Hãy để trẻ cơ hội tự tìm sự bình tĩnh một mình.
Vì sao con tôi thức nhiều lần trong đêm?
Trong vòng tháng tuổi thứ nhất, trẻ chưa nhận biết được ngày và đêm, trẻ có quy trình ngủ và thức đều đặn trong suốt 24h. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi trẻ thức nhiều lần trong đêm trong những tuần tuổi đầu tiên.
Giữa 3 tháng và 6 tháng, cơ cấu của giấc ngủ đêm vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện, và trẻ có thể thức nhiều lần vào giữa đêm. Điều này hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Trẻ hoàn toàn có thể nằm thức một mình trong giường, và tìm lại giấc ngủ một mình.
Vấn đề nảy sinh khi trẻ thức dậy vào giữa khuya, trẻ yêu cầu được bú, được bế, và cần có người ru vào giấc ngủ. Vì thế, ngay từ ban đầu, hãy giúp trẻ đi ngủ, tự tìm thấy giấc ngủ một mình.
Khi trẻ khóc, đừng nóng vội đi vào ngay. Đôi khi đó chỉ là tiếng khóc vì trẻ mơ. Hãy bình tĩnh, lắng nghe tiếng khóc của trẻ, học cách ước lượng thời gian khóc, nhịp khóc, năng lượng trong tiếng khóc, sự khẩn cấp trong tiếng khóc. Sau khi ước lượng và cảm thấy cần thiết, lúc này bạn hãy đến bên cạnh trẻ.
Bạn chỉ nên vỗ về trẻ trong vòng vài phút, không bồng trẻ trên tay, không cho bú, an ủi trẻ và đi ra.
Cần phải cho trẻ bú mỗi lần trẻ khóc đêm?
Không.
Chỉ cần cho trẻ bú đêm vào những tuần đầu tiên sau khi sinh. Trẻ có thể cần 1 đến 2 lần bú đêm, nhất là trẻ sinh thiếu tháng và nhẹ cân. Sau tháng tuổi đầu tiên, trẻ bắt đầu kéo dài thời gian giữa 2 cữ bú một cách chậm rãi và không đều đặn.
Khi được 4-5 tháng tuổi, trẻ có sức khỏe tốt hoàn toàn có thể không thức đêm và đòi bú. Nếu trẻ thức vào ban đêm, hãy cho trẻ cơ hội được đi vào giấc ngủ một mình, và không nên nghĩ rằng chắc chắn trẻ đang đói. Ngày cũng như đêm, nếu chúng ta tiếp tục cho trẻ ăn mặc dù trẻ không đói, chúng ta đang tập cho trẻ đi ngủ có điều kiện : chỉ có thể đi vào giấc ngủ trong lúc đang bú.
Một điều khác cũng cần chú ý, nếu trẻ bú quá nhiều trong đêm, trẻ sẽ tiểu rất nhiều, tả ướt nhiều và trẻ sẽ nhiễm lạnh. Cảm giác bị ướt làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái, đó là cũng là một trong những lý dó làm trẻ thức dậy vào ban đêm.
Khi trẻ khóc, có cần phải ẵm trẻ hay không ?
Khóc là cách duy nhất mà trẻ sơ sinh có thể làm để thể hiện cảm xúc : đói, khát, đau bụng, mệt, cần được âu yếm … Ban đầu, chúng ta phải tạo điều kiện tốt cho trẻ khi đi ngủ : yên tĩnh. Nếu trẻ thật sự cần ngủ, trẻ sẽ tự nín và đi vào giấc ngủ một mình, nhanh hoặc chậm.
Nếu trẻ cần một điều khác : đói, khát, đau bụng, tã ẩm, quá nóng, quá lạnh, trẻ sẽ cho chúng ta biết bằng một tiếng khóc rất nhiều năng lượng.
Cách nào tốt nhất để đặt trẻ ngủ ?
Mẹ cần đặt bé trong một cái nôi không quá lớn để trẻ cảm thấy an toàn.
Các điều kiện an toàn cần phải bảo đảm tuyệt đối, để tránh hiện tượng đột tử khi ngủ ở trẻ nhỏ là:
⦁ nệm phải cứng, nệm phải vừa vặn với nôi, không có lỗ hỏng.
⦁ không có gối nằm, gối ôm, mền
⦁ Nhiệt độ phòng tốt nhất là 19°C, 20°C
⦁ Không bận quá nhiều lớp cho trẻ, nhất là khi trẻ bị sốt
⦁ Trong những năm đầu đời của trẻ, trẻ phải được nằm ngửa khi ngủ, phần đầu thông thoáng, không có nguy cơ bị ngạt thở
⦁ Không đặt quá nhiều gấu bông trong giường trẻ. Nếu trẻ có 1 con gấu bông yêu thích, điều kiện là nó không quá to có thể đè lên mặt trẻ, trẻ có thể đem gấu vào ngủ chung.
Ở tuổi nào trẻ có thế ngủ riêng trong giường ?
Khi trẻ đến độ tuổi không ngủ ngay tức khắc sau khi bú xong, trẻ hoàn toàn có khả năng nằm tỉnh trong yên lặng. Lúc này, chúng ta cần tạo một thói quen tốt cho trẻ khi đến giờ đi ngủ : đặt trẻ vào giường khi trẻ hoàn toàn tỉnh, để trẻ có điều kiện quan sát và làm quen với không gian của giường ngủ.
Vì thế, việc tạo một không gian yên tĩnh, không gây trẻ chú ý bằng giọng nói, bằng đồ chơi xung quanh, bằng đồ chơi xoay- có nhạc trong tầm mắt của trẻ, là rất quan trọng.
Nếu trẻ có thói quen đi vào giấc ngủ khi được bế, được ru, được nằm trong giường bố mẹ, được bú, nhìn chung, trẻ đi vào giấc ngủ có điều kiện, trẻ sẽ ghi nhớ điều kiện này.
Khi trẻ tỉnh dậy giữa đêm, trẻ sẽ thấy xa lạ với không gian hiện tại và yêu cầu được có những điều kiện trước đó, trẻ không biết tự bình tĩnh và tự thiu ngủ một mình.
Hãy lưu ý về các loại đồ chơi treo trên đầu giường ngủ của trẻ
Không nên sử dụng quá nhiều các loại đồ chơi xoay và có nhạc, đặt trên đầu nằm của trẻ, bởi vì tất cả những vật dụng gây chú ý về thị giác và thính giác đều gây khó khăn cho trẻ để đi vào giấc ngủ.
Trẻ sẽ cảm thấy bị quá tải với những kích thích do đồ vật đem lại, trẻ không biết phải quản lý những kích thích này như thế nào. Quá nhiều kích thích sẽ làm cho trẻ rất mệt, từ đó khóc nhiều.
Ngược lại bạn có thể hát cho trẻ nghe, nhưng không hát cho đến khi trẻ đi vào giấc ngủ. Chỉ hát khi trẻ còn tỉnh, và đi ra ngoài để trẻ tự đi vào giấc ngủ một mình.
Một quy trình đều đặn sẽ tập cho trẻ biết sắp đến giờ đi ngủ
Trẻ cần được nhận biết giờ đi ngủ bởi một quy trình chuẩn bị đều đặn hằng ngày, lặp đi lặp lại thành thói quen.
Quy trình này có thể kéo dài trong vài giờ trước khi trẻ đi ngủ, có thể bắt đầu bằng việc đi tắm (giúp trẻ thư giãn), bú hoặc ăn cữ tối, được bố mẹ đọc sách hoặc hát cho nghe, âu yếm (tùy theo ý thích của trẻ và của bố mẹ).
Khi đến giờ đi ngủ, trẻ được đặt vào giường khi còn tỉnh táo, không gian yên tĩnh và tối. Bố mẹ đi ra ngoài để trẻ đi vào giấc ngủ một mình. Trẻ được chuẩn bị tấm lý tốt, được báo đến giờ đi ngủ, quen thuộc với không gian, sẽ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Hình tượng tàu lửa được sử dụng để giải thích về cơ cấu giấc ngủ của trẻ nhỏ
Giấc ngủ của người lớn của trẻ nhỏ, có cấu trúc và nhịp độ hoàn toàn không giống nhau. Chính điều này gây nhiều khó khăn cho cha mẹ : cha mẹ bị đánh thức bởi tiếng khóc của con khi họ đang trong giấc ngủ sâu.
Hiểu đúng cấu trúc và nhịp độ của giấc ngủ sẽ không giúp cha mẹ ngủ ngon hơn, nhưng hiểu rõ hơn, chấp thuận, không lo lắng thái quá, và tôn trọng tốt hơn nhịp ngủ của con.
Để hiểu cấu trúc và nhịp độ của giấc ngủ, chúng ta cần dùng đến hình tượng chiếc tàu lửa.
Đoàn tàu giấc ngủ
Một giấc ngủ được cấu tạo bởi nhiều đoàn tàu nhỏ. Mỗi đoàn tàu nhỏ là một chu kỳ ngủ, được cấu tạo bởi nhiều toa nhỏ. Chiều dài của mỗi đoàn tàu, có nghĩa là độ dài của mỗi giấc ngủ, và cấu trúc của nó tùy thuộc vào độ tuổi.
Ở trẻ 2 tháng tuổi, mỗi đoàn tàu gồm có 2 toa : 1 toa ngủ nông, và 1 toa ngủ sâu. Trong khi đó, ở người trường thành, một đoàn tàu nhỏ bao gồm 5 toa : 2 toa ngủ nông, 2 toa ngủ sâu, và 1 toa ngủ mơ
Cơ cấu giấc ngủ của trẻ nhỏ từ giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi
⦁ Giấc ngủ của trẻ gồm có một hoặc nhiều đoàn tàu ngắn tiếp nối nhau, xen kẽ nhau trong suốt 24h.
⦁ Trẻ bắt đầu giấc ngủ bằng 1 toa tàu ngủ nông, kéo theo là một toa tàu ngủ sâu. Hai toa tàu này gộp lại có thể kéo dài 50 phút.
Cơ cấu giấc ngủ của trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 6-9 tháng tuổi
Các tính chất của giấc ngủ của trẻ ở độ tuổi này :
⦁ Đoàn tàu có thể kéo dài đến 70 phút
⦁ Toa tàu ngủ sâu ở tháng thứ 2 trở thành toa tàu ngủ chậm. Đoàn tàu được cấu tạo bời 3 toa : nông, chậm, chậm và sâu.
⦁ Giấc ngủ buổi khuya có thể kéo dài suốt 12 tiếng, bao gồm khoảng 10 đến 12 đoàn tàu
⦁ Giấc ngủ buổi sáng trở nên ngắn lại, và thời gian chơi bắt đầu kéo dài ra
Khi đi hết toa tàu cuối cùng, là toa ngủ châm và sâu, trẻ có thể “bắt một chuyến tàu khác”. Giữa 2 chuyến tàu trẻ sẽ có 1 giấc ngủ rất nông.
Trong thời điểm giấc ngủ rất nông này, nếu bạn làm phiền trẻ bằng âm thanh, động chạm cơ thể (vì ló lắng bởi những cử động của trẻ, tiếng khóc của trẻ), bạn có thể sẽ làm cho trẻ tỉnh hẵn và không bắt được toa tàu thứ 2.
Biểu hiện của toa tàu ngủ nông
Khi trẻ đang ở tại toa tàu ngủ nông, trẻ sẽ có nhiều thể hiện trên gương mặt, hơi thở không đều, lúc này não hoạt động rất nhiều.
Trẻ có thể có nhiều cử động thân thể, da trở nên đỏ au, chân tay co đẩy, và ngáy. Trẻ có thể mở mắt trong vòng vài giây. Việc này có thể kéo dài 1 đến 2 phút và trẻ tìm lại yên tĩnh.
Biểu hiện của toa tàu ngủ chậm và sâu
⦁ Trẻ không cử động, mắt nhắm và tròng mắt không giao động, gương mặt thư thái. Đôi khi trẻ có quán tính nút đều đặn. Hơi thở nhẹ và đều.
Bài viết dựa trên Tư liệu của CPAM vùng Grenoble
Thực hiện bởi các Bác sĩ nhi, Bác sĩ tâm lý của Bệnh viện Lyon Sud