Hotline: 1900 636 985
DHA rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chức năng não bộ. Cơ thể cần được bổ sung DHA hằng ngày cho các hoạt động. Nhưng liệu uống nhiều DHA có tốt không? Uống bao nhiêu DHA là đủ? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
DHA là một loại acid béo omega-3 thiết yếu. Chúng chiếm đến ¼ cấu tạo phần mỡ của não và cấu tạo nên màng tế bào thần kinh của não. Ngoài ra, DHA cũng là thành phần cấu tạo chất xám của não bộ và võng mạc ảnh. Do đó, DHA chi phối nhiều đến não bộ và thị lực.
DHA đảm nhiệm chức năng truyền tải thông điệp thông qua các tế bào thần kinh. Đồng thời, nó tham gia vào việc hình thành nơron và vận chuyển glucose cho hoạt động của não bộ.
Với trẻ em, DHA càng đặc biệt quan trọng. DHA được đánh giá là hoạt chất không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của não bộ. DHA tồn tại nhiều trong các tế bào cảm quang hình que trong mắt. Khi còn nhỏ, quá trình trao đổi chất ở trẻ còn hạn chế. Quá trình chuyển hóa từ ALA thành DHA khó hơn. Do đó, trẻ cần được bổ sung DHA để phát triển tối ưu ((Role of DHA, ARA, & phospholipids in brain development: An Indian perspective. Truy cập ngày 24/11/2022.
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2213398417300647)).
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung đủ DHA giảm nguy cơ đột tử do nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân là do DHA làm giảm mức chất béo trung tính trong máu, giảm huyết khối và ngừa rối loạn nhịp tim. DHA còn có tác dụng tích cực với bệnh nhân cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường,… ((Health benefits of docosahexaenoic acid (DHA). Truy cập ngày 24/11/2022.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10479465/#:~:text=Docosahexaenoic%20acid%20(DHA)%20is%20essential,associated%20with%20deficits%20in%20learning)).
Uống nhiều DHA có tốt không? Câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù DHA rất tốt nhưng bổ sung lượng quá liều lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
DHA là yếu tố không thể thiếu với các tế bào não. Tuy nhiên, khi các tế nào “được nạp” quá nhiều DHA gây ra tình trạng tổn thương. Và từ đó gây ra nhiều biến chứng xấu với sức khỏe. Hơn nữa, hoạt động của não bộ bị rối loạn dẫn đến tình trạng khó tập trung, trí não kém phát triển.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng khi bổ sung DHA quá liều, lượng đường huyết của người tiểu đường tăng lên. Nguyên nhân có thế do DHA liều lớn kích thích sản sinh glucose. Do đó, những người bị tiểu đường cần uống đúng liều lượng DHA theo khuyến cáo.
Chảy máu ở nướu, chảy máu cam là hiện tượng thường gặp khi uống quá nhiều DHA. Ngoài ra, có nghiên cứu cho thấy khi bổ sung DHA liều lớn trong 4 tuần làm giảm sự đông máu ở người trưởng thành.
Một trong tác dụng không mong muốn khi uống quá nhiều DHA là tiêu chảy. Ngoài ra, một số vấn đề tiêu hóa khác có thể gặp phải như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng… Đặc biệt, kích ứng dạ dày có thể xảy ra khi nạp một lượng lớn DHA vào cơ thể.
Để bổ sung DHA hợp lý, đúng cách, mọi người cần nắm được nhu cầu bổ sung DHA mỗi ngày. Nhu cầu DHA của từng đối tượng theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới là:
Ngoài ra, tùy theo tình trạng sức khỏe và thể chất của mỗi người, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.
>>>Xem thêm: Uống 2 viên DHA cùng lúc có được không? Hàm lượng DHA cần thiết?
Nếu bạn đã trót bổ sung quá nhiều DHA, hãy bình tĩnh và lắng nghe cơ thể. Bạn cần thực hiện các điều sau:
Hãy thông báo và hỏi ý kiến của chuyên gia về nhu cầu DHA hằng ngày. Từ đó, hãy cân nhắc và giảm liều theo đúng nhu cầu đó. Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu nghi là do quá liều DHA, hãy tạm ngưng sử dụng sản phẩm. Nếu xác định đúng các triệu chứng do sử dụng quá nhiều DHA, hãy chờ các triệu chứng giảm hết và giảm liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
DHA không những được bổ sung qua viên uống mà còn có rất nhiều trong thức ăn hằng ngày. Căn cứ vào lượng DHA có trong thực phẩm, bạn hãy xây dựng cho mình một thực đơn khoa học, hợp lý. Một số thực phẩm giàu DHA là ((12 Foods That Are Very High in Omega-3. Truy cập ngày 24/11/2022.
https://www.healthline.com/nutrition/12-omega-3-rich-foods)):
Trong quá trình sử dụng DHA hoặc các sản phẩm khác, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Điều này giúp tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Bạn hãy bổ sung DHA theo đúng nhu cầu khuyến cáo. Tránh tự ý tăng giảm liều hoặc sử dụng kéo dài.
Nên bổ sung DHA từ các viên uống và thực phẩm kết hợp. Đồng thời, cần cân đối việc bổ sung DHA từ các nguồn đó.
Uống DHA vào thời gian nào? Thời điểm uống DHA tốt nhất là sau bữa ăn. Bởi vì DHA là loại acid béo nên sẽ dễ dàng hấp thu cùng với dầu mỡ. Có nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả hấp thu DHA vào cơ thể tăng gấp 3 lần khi uống vào thời điểm này. Ngoài ra, dùng DHA sau ăn sẽ hạn chế những tác dụng phụ với đường tiêu hóa.
Bên cạnh cách uống, lựa chọn sản phẩm bổ sung DHA cũng rất quan trọng. Một sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất sẽ đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất. Và Aplicaps Hymega là một trong những sản phẩm bổ sung DHA tinh khiết được nhiều người tin dùng.
>>> Xem thêm: Báo Gia đình mới: Công nghệ chiết lạnh PCET – Quy trình chiết DHA siêu tinh khiết độc quyền của Hymega
Mong rằng thông qua bài viết “Uống nhiều DHA có tốt không?” bạn đọc sẽ biết cách bổ sung DHA hợp lý, an toàn. Nếu có vấn đề gì về sức khỏe cũng như thắc mắc về việc bổ sung các thực phẩm chức năng, hãy liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY.