Hotline: 1900 636 985

Uống sắt nhiều có sao không? Làm sao khi lỡ uống nhiều sắt?

Mục lục

Sắt là vi chất rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể. Tùy vào từng giai đoạn và độ tuổi sẽ có hàm lượng cần thiết nhất định để bổ sung. Việc uống sắt với liều lượng không phù hợp và lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy lỡ uống sắt nhiều có sao không? Cần xử lý như thế nào khi lỡ uống nhiều sắt? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

 

Hàm lượng sắt cần thiết theo từng giai đoạn

 

Cơ thể mỗi người theo từng giai đoạn, đặc biệt là những người thiếu máu thiếu sắt cần bổ sung sắt từ thực phẩm và thực phẩm chức năng đúng liều lượng theo các bác sĩ và chuyên gia khuyến nghị. Dưới đây là nhu cầu và hàm lượng sắt cần thiết theo độ tuổi:

 

Đối với trẻ em:

 

  • - 7 - 12 tháng tuổi: 11mg/ngày

 

  • - 1 - 3 tuổi: 7mg/ngày

 

  • - 4 - 8 tuổi: 10mg/ngày

 

  • - 9 - 13 tuổi: 8mg/ngày

 

Đối với nữ giới:

 

  • - 14 - 18 tuổi: 15mg/ngày

 

  • - 19 - 50 tuổi: 18mg/ngày

 

  • - Trên 51 tuổi: 8mg/ngày

 

  • - Phụ nữ mang thai và cho con bú: 30 - 60mg/ngày

 

Đối với nam giới:

 

  • - 14 - 18 tuổi: 11mg/ngày

 

  • - Trên 19 tuổi: 8mg/ngày

tác dụng phụ khi uống sắt

 

Uống sắt nhiều có sao không?

 

Uống nhiều sắt có sao không? Việc bổ sung sắt quá nhiều so với liều lượng cho phép trong một thời gian dài có thể gây ra những nguy hại cho cơ thể:

 

  • - Thừa sắt trong cơ thể dễ gây ra tình trạng nóng trong, táo bón, buồn nôn, nôn, đầy bụng, đi ngoài phân đen,...

 

  • - Tổn thương gan: Lượng sắt dư thừa sẽ gây áp lực cho gan, làm tổn thương gan và gây sẹo cho gan. Điều này lâu dần dẫn đến ung thư gan hoặc suy gan.

 

  • - Bệnh tim mạch: Sắt thừa sẽ làm cản trở các hoạt động và gây rối loạn nhịp tim. Thừa sắt khiến tim khó khăn trong việc bơm máu và lưu thông máu.

 

  • - Thay đổi màu da: Lượng sắt dư thừa sẽ đi từ máu đến các mô của cơ thể và tích tụ lại dưới các tế bào da, làm cho da bị xỉn màu và nhạy cảm với những tia cực tím có hại.

 

  • - Đái tháo đường: Sắt thừa tích tụ trong tụy ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao gây ra đái tháo đường.

 

  • - Viêm khớp: Sắt thừa tồn tại trong xương khớp gây tổn thương mô dẫn đến viêm khớp.

 

  • - Tổn hại buồng trứng: Lượng sắt dư trong cơ thể phụ nữ còn gây ảnh hưởng đến buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt, chậm dậy thì, không rụng trứng,...

 

  • - Phụ nữ mang thai bổ sung sắt quá liều có thể khiến cho thai nhi bị sinh non hoặc thai lưu.

 

  • - Dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc mắc các bệnh mãn tính: Sắt tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn trong đường tiêu hóa phát triển. Bổ sung thừa sắt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

 

  • - Uống quá nhiều sắt có thể gây ra ngộ độc sắt và thậm chí gây tử vong

hậu quả khi uống dư sắt

 

Cách xử trí khi uống nhiều sắt

 

Nếu lỡ uống sắt vượt quá hàm lượng cho phép, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, thậm chí tim đập nhanh, co giật,... Vậy nên xử trí thế nào?

 

  • - Ngưng uống sắt ngay lập tức: Ngưng uống sắt và kiểm tra lại liều lượng đã dùng để báo lại thông tin chính xác cho bác sĩ.

 

  • - Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng lượng sắt trong dạ dày và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu

 

  • - Đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất: Cần đưa người bệnh đến ngay bác sĩ để có những biện pháp thải sắt ra khỏi cơ thể.

 

Để phòng tránh tác hại khi uống thừa sắt, bạn cần đọc kỹ thành phần cũng như hướng dẫn trước khi uống sắt. Tuân thủ liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo, không tự ý tăng liều khi chưa có sự cho phép.

hậu quả khi uống thừa sắt

 

Cách bổ sung sắt đúng chuẩn

 

Để việc uống sắt mang lại hiệu quả tốt nhất, người có nhu cầu bổ sung sắt cần chú ý bổ sung đúng cách:

 

  • - Bổ sung đúng đủ hàm lượng: Trước tiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia về liều lượng sắt cần thiết bổ sung. Ngoài ra trước khi uống cần đọc kỹ bảng thành phần, hàm lượng sắt trong mỗi gói/ viên

 

  • - Ko uống cùng canxi: Canxi cạnh tranh và làm giảm khả năng hấp thu của sắt, gây kết tủa và tích tụ sắt trong cơ thể. Do đó những ai có nhu cầu bổ sung cả sắt và canxi, đặc biệt là mẹ bầu cần uống canxi và sắt cách nhau ít nhất 2 giờ để cơ thể hấp thu được tốt nhất.

 

  • - Ko uống cùng trà, cà phê: Không uống sắt cùng với trà, cà phê, rượu bia hay các chất kích thích bởi chúng sẽ gây cản trở khả năng hấp thu của sắt.

 

  • - Uống thêm vitamin C: Vitamin C có khả năng làm tăng khả năng hấp thu của sắt vào cơ thể. Do đó sau khi uống sắt, bạn có thể bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, ổi, dâu tây,...

 

  • - Lựa chọn sắt hấp thu tốt: Lựa chọn dòng sắt hấp thu tốt cũng khiến cho việc bổ sung sắt cho cơ thể hiệu quả hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sắt khác nhau, nhưng nổi bật trong đó là sắt sinh học Ferrolip có khả năng hấp thu cao hơn sắt hữu cơ 4,7 lần. Việc lựa chọn các dòng sắt tối ưu giúp cho quá trình bổ sung sắt trở nên hiệu quả hơn.

 

Vậy uống sắt nhiều có sao không? Uống nhiều sắt khiến cho cơ thể bị dư sắt và không thể hấp thu hết, sắt thừa tích tụ tại các cơ quan và gây hại cho cơ thể. Do đó bổ sung sắt đúng cách là điều vô cùng cần thiết. Hãy theo dõi https://ferrolip.vn/ để cập nhật thêm nhiều thông tin về chăm sóc sức khỏe hữu ích nhé!


Bài viết liên quan